Đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau da cam

10/08/2011 09:02

Trong lời kêu gọi vì nạn nhân chất độc da cam (CĐDC), Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam có viết: “Hãy đến với nạn nhân CĐDC, đến với những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ...

ADQuảng cáo

Trong lời kêu gọi vì nạn nhân chất độc dacam (CĐDC), Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin ViệtNam có viết: “Hãy đến vớinạn nhânCĐDC, đến với những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đaukhổ nhất trong những người đau khổ… Đến với những nạn nhân CĐDC là đến với nỗiđau khổ tột cùng của con người, nhưng cũng chính ở đây bản thiện của mỗi conngười Việt Nam “Thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ nhất; cũngchính ở đây, lòng nhân ái, tình đồng loại của mỗi con người có lương tâm vàtrách nhiệm trên thế giới này được tôn vinh”. Thấm nhuần và hưởng ứng lờikêu gọi này, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ta đã có rất nhiều tập thể,cá nhân luôn sẵn sàng sẻ chia, đồng cảm với nỗi đau, những thiệt thòi mà các nạnnhân CĐDC đang phải gánh chịu bằng những đóng góp thiết thực.

Mặc dù công việc sản xuất, kinh doanhthường bận rộn, song bà Trần Thị Ngọc Mai, chủ Doanh nghiệp tư nhân thương mạiMai Thành ở thị trấn Đắk Mil (Đắk Mil) vẫn luôn dành thời gian để tham gia cáchoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương. Bà luôn tâm niệm, giúp đỡ người kháccũng là giúp đỡ chính mình nên luôn cố gắng làm việc thật nhiều để có điều kiệngiúp đỡ những người nghèo khó. Cùng với việc hỗ trợ vốn cho nông dân, tiền xâydựng nhà cho người nghèo, giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, thìbà Mai còn nhận nuôi 2 nạn nhân CĐDC. Bà Mai cho biết, khi Hội Chữ thập đỏhuyện phát động cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉnhân đạo” thì bà nhận thấy đây chính là sự giúp đỡ thiết thực và hiệu quả nhất,nên đã hưởng ứng. Hơn nữa, khi trực tiếp gặp gỡ những nạn nhân, bà mới thực sựcảm nhận hết được nghị lực, khát khao sống và nỗi đau mà họ đang phải gánhchịu. Bà Mai tâm sự: “Tôi nghĩ, mình làm nhân đạo thì phải xuất phát từ cái tâmvà giúp đỡ được đến đâu thì làm đến đó. Việc giúp đỡ nạn nhân CĐDC cũng nhưnhững người nghèo khó trong xã hội đã trở thành việc làm không thể thiếu củamỗi thành viên gia đình tôi trong suốt nhiều năm qua. Tôi luôn dạy bảo con cháuphải biết thương người khác như chính bản thân mình, có như vậy việc làm củamình mới được những người khác trân trọng và làm theo”.



Cán bộ Hội NNCĐDC trao giấy khen cho anh Dương Tiến Lâm, NNCĐDC cónhiều đóng góp trong công tác Hội


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Còn ở Trường THPT Đắk Mil, thị trấn ĐắkMil (Đắk Mil) thì hàng tháng, tùy vào điều kiện, cán bộ, giáo viên nhà trườngđều đóng góp để hỗ trợ cho 2 gia đình nạn nhân CĐDC ở tổ dân phố 8, mỗi giađình 150.000 đồng. Theo thầy giáo Phạm Viết Ngữ, Phó Hiệu trưởng Trường THPTĐắk Mil thì công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là một hoạt động được nhà trường phátđộng thường xuyên nhằm giáo dục cán bộ, giáo viên và các em học sinh về truyềnthống nhân ái của dân tộc. Cùng với việc vận động cán bộ, giáo viên, các em họcsinh đóng góp để tặng quà cho các gia đình chính sách, nạn nhân CĐDC vào cácdịp lễ, tết thì nhà trường còn luân phiên cử giáo viên đến hai hộ gia đình nóitrên để thăm hỏi và phụ giúp việc nhà. Việc làm này đã góp phần gắn kết tìnhcảm giữa con người với nhau, xóa bỏ sự kỳ thị, xa lánh hay đối xử phân biệt vớinhững người không may trong cuộc sống.

Còn ở thôn Đắk Trung, xã Đắk Sôr (KrôngNô), ông Nguyễn Văn Tín được biết đến là người đã không quản khó khăn, vất vảcùng với cán bộ Hội nạn nhân CĐDC\dioxxin huyện trực tiếp đến các đơn vị, doanhnghiệp để vận động đóng góp giúp đỡ nạn nhân CĐDC. Điều đáng quý, tuy cuộc sốnggia đình vẫn còn không ít những khó khăn, nhưng ông Tín đã tự nguyện hỗ trợ 1triệu đồng những mong phần nào sẻ chia với bất hạnh, nỗi đau mà các nạn nhân đãgặp phải. Ông luôn suy nghĩ, mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người khác, nênlàm được gì cho những người kém may mắn thì phải làm bằng tấm lòng chân thật.Thông qua việc làm của mình, ông cũng mong muốn sẽ có nhiều người tự nguyệnđóng góp, dù ít hay nhiều để các nạn nhân CĐDC vơi bớt những khó khăn, tintưởng hơn vào cuộc sống.

Cũng là nạn nhân CĐDC, nhưng anh DươngTiến Lâm ở thôn 1, xã Đắk Ha (Đắk Glong) không chỉ là tấm gương sáng về sự nỗlực trong học tập, lao động mà còn tích cực trong công tác vận động, tuyêntruyền cho người dân hiểu về nỗi đau da cam để có sự ứng xử đúng đắn. Mặc dù đilại vất vả, nhưng anh Lâm vẫn thường xuyên đến các hộ gia đình trong thôn đểvận động người dân đóng góp, giúp đỡ các đối tượng CĐDC. Bên cạnh đó, anh cònđộng viên các đối tượng tàn tật, nạn nhân CĐDC cố gắng học tập và chỉ cho họnhững cách sửa chữa điện tử đơn giản để phục vụ gia đình. Anh Lâm bày tỏ: “Tôithực sự mừng vì trong thôn mọi người luôn đoàn kết, giúp đỡ các nạn nhân CĐDClạc quan hơn trong cuộc sống. Đây chính là món quà đáng quý nhất mà những ngườinhư chúng tôi nhận được”.

Bài, ảnh:Hoàng Bảo

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau da cam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO