Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực làm ăn, thoát nghèo

22/03/2013 10:31

Nhờ học hỏi, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh 4 ha cà phê, anh K’Srai ở bon Tinh Wel Ðơm, xã Ðắk Nia (Gia Nghĩa) hiện đã thoát nghèo bền vững...

ADQuảng cáo

Nhờ học hỏi, biết ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh 4 ha cà phê, anh K’Srai ở bonTinh Wel Ðơm, xã Ðắk Nia (Gia Nghĩa) hiện đã thoát nghèo bền vững.


Anh K’Sraicho biết: “Ban đầu, toàn bộ 4 ha đất chỉ trồng sắn, nhưng khi được xã tuyêntruyền, hướng dẫn, mình mới bắt đầu nghĩ đến chọn trồng cà phê. Khi cây cà phêcòn nhỏ thì gia đình tận dụng trồng xen bắp, các loại cây họ đậu vừa cải tạođất, vừa có nguồn thu gọi là “lấy ngắn nuôi dài”. Mấy năm nay, cà phê được giánên gia đình đã có nguồn thu ổn định,không còn phải lo cho cái ăn, cái mặc mà còn có thể dành dụm để đầu tưcho sản xuất”.

Tương tự, trong 3 nămtrở lại đây,anh Y Lanh ở bon Bu Kol,phường Nghĩa Tân luôn được bầu chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi củaphường. Chăm chỉ làm ăn, biết đầu tư vốn liếng, áp dụng kỹ thuật, với 5 ha đất,gồm 2 ha cà phê, 3 ha điều, tiêu và sắn đã giúp kinh tế gia đình phát triển ổnđịnh, không còn phải lo cái đói, cái nghèo như trước đây nữa.

Anh Y Lanh cho biết:"Trước đây, gia đình cũng thuộc diện hộ nghèo của bon, nhưng được Hội nôngdân phường tín chấp, vay vốn của ngân hàng nên mình đã đầu tư vào trồng cà phê,tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, gia đình còn thường xuyên thamgia các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn do Hội nông dân tổ chức để học tập thêmkinh nghiệm sản xuất, áp dụng vào thực tế của gia đình. Vì vậy, việc làm ăn, sảnxuất của gia đình ngày càng phát triển đi lên, các con được học hành đầy đủ, có2 người con đang theo học đại học”.

ADQuảng cáo

Cũng ở bon Bu Kol, anhY Ênh cũng là một trong những hộ có kinh tế khá giả. Với sức trẻ, quyết tâm xóađói giảm nghèo, Y Ênh đã chịu khó học hỏi kinh nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất 2 ha cà phê, đến nay mỗi năm có thu nhập khoảng 100triệu đồng.

Chia sẻ về những thànhquả có được, anh Y Ênh nói: “Trong làm ăn, có sức khỏe, có đất đai là điềuthuận lợi, nhưng ý chí và sự quyết tâm vươn lên mới là yếu tố quyết định. Nhờchịu khó tham gia hội họp, học hỏi mọi người xung quanh… nên tôi đã tìm kiếmđược nhiều thông tin hữu ích để áp dụng vào việc phát triển kinh tế của giađình”.

Có thể nói, được sự hỗtrợ của Nhà nước về nguồn vốn ưu đãi cũng như biết học hỏi kinh nghiệm sảnxuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu sốtrên địa bàn thị xã Gia Nghĩa đã nỗ lực làm ăn, vượt qua đói nghèo, ổn địnhcuộc sống. Qua thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã GiaNghĩa thì tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã nhanhchóng giảm xuống qua từng năm.

Chỉ tính riêng trongnăm 2012, toàn thị xã có 78 hộ đồng bào thoát nghèo và được đánh giá có xuhướng thoát nghèo bền vững nhờ biết cách phát triển kinh tế và có nguồn thunhập ổn định. Ðiều đáng nói hơn nữa là thông qua việc vượt khó, thoát nghèo củacác hộ đồng bào nói trên đã kích thích, khuyến khích nhiều hộ đồng bào khác cóthêm sự tự tin để cố gắng làm ăn, vươn lên trong cuộc sống, góp phần vào côngcuộc xóa đói, giảm nghèochung.

Phan Tuấn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực làm ăn, thoát nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO