Ngày 28-5, tại Hà Nội đã diễn ra Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 7. Đây là sự kiện được tổ chức mỗi năm hai lần. Năm nay, nội dung đối thoại tập trung vào lĩnh vực giáo dục...
Ngày 28-5, tại Hà Nội đã diễn ra Đốithoại phòng chống tham nhũng lần thứ 7. Đây là sự kiện được tổ chức mỗi năm hailần. Năm nay, nội dung đối thoại tập trung vào lĩnh vực giáo dục.
Đối thoại phòng chống tham nhũng doĐại sứ quán Thụy Điển, thay mặt cho các đối tác phát triển tại Việt Nam vàThanh tra Chính phủ, thay mặt cho Chính phủ Việt Nam tổ chức. Kết quả của Đốithoại sẽ được báo cáo tại các cuộc họp tư vấn Nhóm các nhà tài trợ.
Theo đánh giá của các tổ chức quốctế, tham nhũng trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện gây mất niềm tin, tác độngđến tất cả mọi người và đặc biệt là người nghèo, đồng thời cản trở sự pháttriển của đất nước. Với sự tham gia của các Đại sứ, các nhà lãnh đạo, các nhàquản lý Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam,Đối thoại sẽ thảo luận và tìm ra giải pháp cho câu hỏi: Chúng ta có thể đấutranh chống tham nhũng nói chung và chống tham nhũng trong ngành giáo dục?
Cũng tại Đối thoại, Thanh tra Chínhphủ đã đưa “Kết quả khảo sát thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, cácdạng sai phạm và những sơ hở trong cơ chế chính sách được phát hiện qua cáccuộc thanh tra những năm gần đây”.
Để chuẩn bị cho Đối thoại, từ giữatháng 5 đã diễn ra 2 hội nghị bàn tròn với sự tham gia của Thanh tra Chính phủ,Đại sứ quán Thụy Điển và Tổ chức Hướng tới minh bạch.
Việc Chính phủ Việt Nam cùng các Đốitác phát triển chọn Giáo dục là trọng tâm của Đối thoại phòng chống tham nhũnglần này một mặt phản ánh thực trạng giáo dục, mặt khác cho thấy phần nào nhữngnỗ lực và sự nghiêm túc của các bên liên quan trong việc thực hiện công tácphòng chống tham nhũng tại Việt Nam.
Q.S (Theo VTV)