Đổi mới công tác đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả

01/11/2012 09:35

Tìm hiểu về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong thời gian qua, phóng viên (P/v) Báo Ðắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ðức Nguyên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐTB&XH)...

Tìm hiểu về công tác đào tạo nghề vàgiải quyết việc làm trong thời gian qua, phóng viên (P/v) Báo Ðắk Nông đã cócuộc trao đổi với ông Nguyễn Ðức Nguyên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh vàXã hội (LÐTB&XH).



Ông Nguyễn Đức Nguyên. Ảnh: Ngọc Tâm

P/v:Năm 2012, Ðề án đào tạo nghề cho lao độngnông thôn hướng đến mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 500 nghìn lao động nôngthôn và đào tạo, bồi dưỡng cho 100 nghìn cán bộ công chức xã trong toàn quốc.Tuy nhiêu, theo kết quả mới công bố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chothấy, tiến độ đào tạo nghề năm 2012 của cả nước hiện chỉ đạt trên 27%. Vậy, kếtquả ở tỉnh ta như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Ðào tạo nghề cho lao động nông thônlà sự nghiệp của Ðảng, Nhà nước, của các cấp, ngành và xã hội nhằm nâng caochất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn. Tại Ðắk Nông, qua nhiều năm thực hiện chương trình mụctiêu Quốc gia về việc làm - dạy nghề đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.Trong 10 tháng đầu năm 2012, Sở LÐ - TB&XH đã kiểm tra, thông báo mở 40 lớpđào tạo nghề phi nông nghiệp với tổng số 1.170 người, trong đó: Dạy nghề cho hộnghèo, hộ bị thu hồi đất, dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách: 855 người;hộ cận nghèo: 18 người; lao động nông thôn khác: 284 người. Tỷ lệ lao động quađào tạo của năm 2011 đạt 28,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt21,5%; năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 32%, trong đó tỷ lệ lao độngqua đào tạo nghề đạt 24%. Tỷ lệ lao động đào tạo tăng lên cho thấy đã có sựchuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn củatỉnh.

P/v:Theo kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiệnNghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh ÐắkNông lần thứ X, chỉ tiêu giải quyết lao động việc làm trong tỉnh giai đoạn2011-2015: Ðào tạo nghề cho 24.000 người; giải quyết việc làm cho 88.500 lượtlao động. Với tình hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm như hiện nay, liệu chúngta có hoàn thành được chỉ tiêu đề ra?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Trên cơ sở về tình hình dân số, sốngười trong độ tuổi lao động, số người tham gia hoạt động kinh tế quốc dân vàtỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị hàng năm, Sở tham mưu UBND tỉnh xây dựngkế hoạch về chỉ tiêu dạy nghề, giải quyết việc làm tỉnh Ðắk Nông giai đoạn2011-2015, trong đó: Ðào tạo nghề cho 24.000 người; giải quyết việc làm cho88.500 lao động.

Cụ thể năm 2011 giải quyết việc làmcho 17.058/17.000 lao động, đạt 100,34% so với kế hoạch, thể hiện qua các hoạtđộng của chương trình như cho vay vốn giải quyết việc làm, thông qua hội chợ,phiên chợ việc làm, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, tư vấn, giới thiệuviệc làm, xuất khẩu lao động, phát triển kinh tế tạo mở việc làm. Dự kiến cuốinăm 2012 giải quyết việc làm cho 17.000/17.250 lao động, đạt 98,55% so với kếhoạch.

Cùng với sự nỗ lực của ngành LÐTBXHphấn đấu trong 3 năm (2013- 2015) sẽ đạt các chỉ tiêu đề ra như giải quyết việclàm cho 54.442 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng18.147 lao động, bằng các hoạt động như vừa nêu trên. Như vậy, trong giai đoạn2011-2015 khả năng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong Nghị quyếtÐại hội Ðảng bộ tỉnh Ðắk Nông lần thứ X.

P/v:Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định,song công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhìn chung vẫn còn nhiều hạnchế, bất cập?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Ðúng là bên cạnh các kết quả đã đạtđược, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm còn có những hạn chế, bất cập.

P/v:Cụ thể đó là gì, thưa ông ?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Trước hết đó là công tác tuyêntruyền và cung cấp thông tin về thị trường lao động chưa được rộng khắp đếntừng người lao động. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâmđến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động bền vững từ khâu nhận thức,tuyên truyền vận động, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát. Công tác điềutra, đánh giá thực trạng tình hình lao động của cấp xã chưa có kế hoạch cũngnhư nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề và việc định hướng được nghề cần pháttriển tại địa phương nên chưa gắn kết được đào tạo nghề gắn với phát triển kinhtế - xã hội và giải quyết việc làm.

Lao động đi làm việc có thời hạn ởnước ngoài tại tỉnh, chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề, trình độhọc vấn thấp nên kết quả đào tạo ngoại ngữ không đạt yêu cầu. Ðối tượng hưởngchính sách xuất khẩu lao động còn giới hạn một số đối tượng ưu tiên như: hộnghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, hộ chính sách có công, bộ đội, thanhniên xuất ngũ, hộ khó khăn về kinh tế, nhiều người không thuộc đối tượng ưutiên không tiếp cận được vốn của ngân hàng chính sách xã hội.

Có thể nói, nhu cầu học nghề hiệnnay của lao động nông thôn là rất lớn, nguồn lực đầu tư của Nhà nước vào hoạtđộng đào tạo nghề là không nhỏ nhưng việc kết nối, phối hợp, cộng đồng tráchnhiệm của các trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo trên địa bàn với các doanhnghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, do vậy chưa đào tạo nghề theo địa chỉ sử dụng laođộng có tay nghề.

Cơ sở vật chất của các cơ sở dạynghề đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc một số Trung tâm dạynghề mới bắt đầu đi vào hoạt động nên trang thiết bị đầu tư chưa đầy đủ, thiếuđồng bộ, chưa có xưởng thực hành cho học sinh. Chương trình đào tạo còn nặng vềlý thuyết, người học nghề ít có cơ hội thực hành. Hình thức đào tạo nghề đốivới lao động nông thôn hiện nay chủ yếu là đào tạo lưu động ở các xã, phường,thị trấn, thôn, bon nên điều kiện còn khó khăn.

P/v:Như vậy, công tác đào tạo nghề cần phải cósự đổi mới ?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Ðúng vậy. Ðây là vấn đề chúng tôiđang từng bước thực hiện theo phương châm đổi mới công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiệnthuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn,điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình để giải quyết việc làm, tăng thunhập, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phục vụsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nôngthôn mới là vấn đề cấp bách hiện nay.

P/v:Hiện nay chúng ta có Trường Trung cấp nghềcủa tỉnh được đầu tư xây dựng với cơ sở vật chất tương đối lớn và hoàn chỉnh,đảm đương việc đào tạo một số lượng lớn học viên, nhưng lại rất ít người học.Trong khi đó, ở các địa phương hiện nay đang thành lập và xây dựng các cơ sởdạy nghề. Ông suy nghĩ gì về điều này, liệu làm như vậy có hiệu quả và lãngphí?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Ðược sự quan tâm của Bộ LÐTBXH, củatỉnh, Trường Trung cấp nghề được đầu tư xây dựng tương đối khang trang và từngbước đầu tư trang thiết bị dạy nghề phù hợp với các ngành nghề mà trường tuyểnsinh và nhu cầu xã hội cần tuyển dụng, nhằm đạt các tiêu chí về quy mô TrườngTrung cấp nghề của tỉnh; quy mô đào tạo và số lượng học sinh tăng dần qua cácnăm và từng bước nâng cao chất lượng mục tiêu đào tạo.

Tổng số học sinh hiện nay trườngđang đào tạo là 13 lớp hệ trung cấp nghề với 358 học sinh, đó là sự cố gắngkhông nhỏ của nhà trường trong những năm đầu đi vào tuyển sinh hệ trung cấpnghề. Trong thời gian tới, cùng với sự nỗ lực của nhà trường sẽ tiếp tục phấnđấu trong đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực chủ yếu cho sự phát triển củatỉnh Ðắk Nông. Ðó cũng chính là tầm nhìn chiến lược trong công tác đào tạo nghềtỉnh đang hướng tới.

Song song việc đào tạo trung cấpnghề, thực hiện theo lộ trình của "Ðề án đào tạo nghề cho lao động nôngthôn tỉnh Ðắk Nông đến năm 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số04/2011/QÐ-UBND ngày 10/01/2011, thì việc thành lập Trung tâm dạy nghề ở cáchuyện với chức năng, nhiệm vụ chính là dạy trình độ sơ cấp nghề, dạy nghềthường xuyên dưới 3 tháng, nhằm đưa công tác dạy nghề đến gần với người dân ởvùng sâu, vùng xa, có điều kiện tham gia các khóa đào tạo nghề.

Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnhmới chỉ có 3 Trung tâm dạy nghề cấp huyện được đầu tư xây dựng (Ðắk R’lấp, ÐắkMil và Chư Jút), còn một số Trung tâm dạy nghề khác, tuy đang hoat động, nhưngchưa được đầu tư xây dựng. Nếu xét mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2020, các huyệnít nhất phải có một Trung tâm dạy nghề công lập theo tinh thần Quyết định1956/TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 04/UBND ngày10 /01/2011 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Ðề án đào tạo nghề cho lao độngnông thôn tỉnh Ðắk Nông đến năm 2020, thì việc đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên,cần phải đổi mới công tác quản lý, tổ chức hoạt động của các Trung tâm dạy nghềđể phát huy hết công năng, mang lại hiệu quả cao hơn.

P/v:Ông có thể cho biết những giải pháp để mộtmặt, chúng ta đảm bảo được chỉ tiêu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm theokế hoạch đề ra, một mặt đảm bảo được chất lượng nguồn lao động của tỉnh?

Ông Nguyễn Ðức Nguyên:

Giải pháp hiện nay cũng như trongthời gian tới là chúng tôi lấy nhu cầu phát triển nguồn lao động làm mục tiêuđào tạo. Tránh đào tạo theo nhu cầu của cơ sở dạy nghề mà không vì nhu cầu sửdụng sau này. Nâng cao chất lượng tuyển chọn và quản lý lao động.

Phát triển mạng lưới thông tin thịtrường lao động và dịch vụ đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm. Ðây chính làcầu nối giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo nghề vàđơn vị sử dụng lao động. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạynghề, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đối các Trung tâm dạy nghề công lậpđảm bảo cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao. Tăng cường công tác kiểmtra, giám sát trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm để từ đó có một cáinhìn toàn diện về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, đánh giá đúng và chỉđạo kịp thời để đạt các chỉ tiêu kế hoạch qua các năm.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh công tác đầutư đối với các dự án, đề án phát triển kinh tế đã được phê duyệt nhằm tạo rabước đột phá trong phát triển kinh tế, chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và cơ cấuvề lao động theo hướng tăng dần số lao động làm việc trong ngành công nghiệp –xây dựng, dịch vụ và giảm dần số lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Có chính sách ưu đãi về vốn đối vớicác nhóm lao động yếu thế như: Người đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật,doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàntật nhằm tránh nguy cơ mất việc làm, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạocủa các cấp ủy Ðảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, UBND các huyện,thị xã và các tổ chức đoàn thể đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việclàm.

P/v:Xin trân trọng cảm ơn ông !

H.M thực hiện

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/xa-hoi/doi-moi-cong-tac-dao-tao-nghe-theo-huong-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-18702.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/xa-hoi/doi-moi-cong-tac-dao-tao-nghe-theo-huong-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-18702.html
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Đổi mới công tác đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO