Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực”, nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới

PV| 19/04/2025 21:11

Diễn đàn doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh được Liên đoàn VCCI và Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức trong bối cảnh Đảng, Chính phủ đánh giá kinh tế tư nhân góp phần quan trọng định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam và có những chỉ đạo mạnh mẽ về tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy cho một Việt Na

Diễn đàn góp phần gợi mở các giải pháp, kiến nghị để nhận diện những trợ lực quan trọng cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thách thức; đồng thời nêu ra những cơ hội, các bài học kinh nghiệp để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới. 

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức nâng cao năng lực cạnh tranh.

Doanh nghiệp đối mặt nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan

Kinh tế Việt Nam quý I/2025 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, khó lường. Sự bất ổn trong chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách thương mại quốc tế gây áp lực tới chi tiêu dùng, đầu tư, sự bấp bênh trong tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, các vấn đề nội tại của doanh nghiệp như thay đổi cơ cấu lao động, thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao, yêu cầu về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đòi hỏi phải thích ứng nhanh chóng.

Số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, tăng trưởng kinh tế quý I năm 2025 đạt 6,93% là mức tăng trưởng rất tích cực. Con số này đạt được đã thể hiện sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị trước những biến động nhanh, bất thường của khu vực và trên thế giới. Tính chung quý I/2025, cả nước có hơn 72,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, khảo sát của VCCI cho thấy chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo. Mặc dù đã có gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (chiếm đến 98%) và chỉ có khoảng 2% các doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức nâng cao năng lực cạnh tranh diễn ra chiều ngày 17/4 tại Hà Nội.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp còn chịu nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan, xung đột địa chính trị, đứt gẫy các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu đầu vào.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, để bứt phá trong năm 2025, việc cải cách thể chế, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là những chìa khóa then chốt, không chỉ tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân để từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là yêu cầu quan trọng được đặt ra thời gian tới.

Đề xuất các giải pháp vượt khó để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban quản trị, đảm bảo hoạt động và danh tiếng công ty Tân Hiệp Phát chia sẻ sự khẳng định của Đảng và Chính phủ về vai trò, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho sự phát triển của đất nước tạo động lực quan trọng cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban quản trị, đảm bảo hoạt động và danh tiếng công ty Tân Hiệp Phát phát biểu tại Diễn đàn.

Để tháo gỡ khó khăn và trợ lực cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Nguyễn Duy Hưng đưa ra 7 ý kiến đóng góp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt gắn liền với tối ưu hóa lợi ích của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị Việt Nam, tối ưu hóa lợi ích của Quốc gia. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với Năng lực cạnh tranh của Quốc gia. Đảm bảo sự tự lực, tự cường về kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

Thứ hai, niềm tin là yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp cần có niềm tin vào sự ổn định, nhất quán, dễ dự đoán, minh bạch, công bằng, có khả năng thực thi của chính sách.

Doanh nghiệp và các bên liên quan (từ đối tác, khách hàng, người lao động đến cổ đông) cần có niềm tin với nhau. Nhà nước cũng cần có niềm tin. Nhà nước tin tưởng vào sự tuân thủ, minh bạch, trách nhiệm và năng lực của doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nước tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng quyền tự chủ và để cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, giao cho doanh nghiệp các dự án quan trọng.

“Với niềm tin của mình, 30 năm qua, Tân Hiệp Phát luôn có tầm nhìn và mục tiêu dài hạn, liên tục phát triển, dùng toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư, với hơn 300 triệu USD cho 12 dây chuyền Aseptic hiện đại nhất thế giới và 8 nhà máy, tạo công ăn việc làm và đóng góp ngân sách”, ông Hưng chia sẻ thêm.

Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng chất lượng Quốc gia: NQI giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường. NQI đẩy mạnh sự thừa nhận của thị trường quốc tế với sản phẩm Việt Nam, giảm rào cản kỹ thuật trong thương mại, giúp hàng hóa và dịch vụ của quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
Các sản phẩm thức uống của Tân Hiệp Phát đạt các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng uy tín trên thế giới.

“Tân Hiệp Phát hiện đang áp dụng các Hệ thống quản lý chất lượng khắt khe trên thế giới cho hoạt động của mình như: Hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm theo Luật Hồi giáo – HALAL FOOD; Chứng nhận của cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ - FDA …

Chuẩn mực chất lượng cao bảo vệ người tiêu dùng, buộc nhà sản xuất phải tuân thủ, tác động ngược đến người trồng nguyên liệu, nhà cung cấp, nhà phân phối. Vận động viên muốn thi đấu ở giải thể thao thành tích cao thì phải có tập luyện với cường độ cao, tiêu chuẩn cao với mục tiêu tương thích với giải đấu đó”, ông Hưng nhấn mạnh.

Thứ tư, về xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị Việt Nam. Chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm nhiều thành phần, từ nhiều quốc gia khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm và hỗ trợ người tiêu dùng.

Chuỗi giá trị toàn cầu hướng đến chuyên môn hóa, tối ưu hóa lợi ích của các bên tham gia từ trồng nguyên liệu, nghiên cứu phát triển, cung cấp máy móc thiết bị, xây dựng, sản xuất, vận tải, phân phối… Các thành phần tham gia chuỗi giá trị toàn cầu liên tục phải cải tiến, thích ứng để cạnh tranh để không bị thay thế bời doanh nghiệp khác có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn. 

Chúng ta chỉ có một cách duy nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp Việt Nam gắn kết với chuỗi cung ứng, chuỗi lợi ích Việt Nam. 

Chuỗi cung ứng, chuỗi lợi ích này gắn kết với nhau trên cơ sở niềm tin, tiêu chuẩn cao, lợi ích lâu dài thì sẽ tạo nên một nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự cường, đủ nội lực để chủ động hội nhập, chủ động thích ứng. 

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp nội hiếm xây dựng được chuỗi cung ứng quy mô lớn và liên kết chặt chẽ với nhau tại thị trường Việt Nam.

Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có lợi cho sức khỏe, nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ trà và thảo mộc do bà con nông dân trồng. Chuỗi lợi ích gắn kết với Tân Hiệp Phát gồm nông dân, hàng ngàn nhà cung cấp, 700.000 điểm phân phối sản phẩm, thường xuyên duy trì từ 3.500 - 4.000 lao động trực tiếp. Hầu hết chi phí đầu vào đều được chi dùng ở trong nước.

Thứ năm, Cần có chính sách, định hướng để xác định rõ các sản phẩm có nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý Việt Nam để đăng ký bảo hộ, qua đó xây dựng thương hiệu để đưa các sản phẩm Việt Nam ra thị thường quốc tế.

Tính đến tháng 8/2024, Việt Nam đã bảo hộ 141 chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản vùng miền, bao gồm: Nông sản và trái cây (Vải thiều Lục Ngạn -Bắc Giang, Nhãn lồng Hưng Yên, Gạo ST - Sóc Trăng …); Thủy sản và sản phẩm chế biến (Nước mắm Phú Quốc, Nước mắm Phan Thiết, Chả mực Hạ Long ...); Thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương (Nón lá Huế, Gốm Bát Tràng, Kẹo dừa Bến Tre …​).

Tuy nhiên, đến hết năm 2024, Việt Nam chỉ có 41 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường quốc tế, bao gồm 39 sản phẩm tại EU và 2 sản phẩm tại Nhật Bản.​

Thứ sáu, về việc chọn đối tác khi hội nhập. Quá trình hội nhập sẽ có nhiều cơ hội và rủi ro. Một trong những cơ hội là Việt Nam có thể tiếp cận ngay với các thành tựu của thế giới.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng đến những đối tác lớn, có năng lực, có uy tín trên thế giới và xây dựng một mối quan hệ bền vững, lâu dài. “Đứng trên vai những người khổng lồ” giúp chúng ta phát triển nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
NaN

Đó là lý do trong 30 năm phát triển, THP đã và đang hợp tác với những đối tác lớn nhất thế giới về công nghệ, nguyên liệu trong ngành đồ uống: GEA (Đức), KRONES (Đức), HUSKY (Canada), BRENNTAG (Đức), TAKASAGO (Nhật)… để mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm nước giải khát có chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.

Thứ bảy, sẵn sàng thay đổi, biết tận dụng cơ hội khi biến động. Thị trường biến động có thể là rủi ro với người này nhưng lại là cơ hội với người khác.

Nhà nước hướng đến các mục tiêu chung của Quốc gia, dân tộc. Doanh nghiệp kinh doanh vì chính mình và thực hiện các trách nhiệm xã hội, đồng hành cùng mục tiêu của Nhà nước.

“Đến nay, Tân Hiệp Phát đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về đầu tư công nghệ, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân sự, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững… để nâng cao năng lực cạnh tranh và thực thi các trách nhiệm xã hội.

Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực” nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
Kinh tế tư nhân không chỉ là động lực chính để phát triển kinh tế qua các con số, kinh tế tư nhân còn lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tinh thần phụng sự”, ông Nguyễn Duy Hưng bày tỏ.

Chúng tôi kiến nghị tạo dựng chính sách chung cho thị trường, tạo môi trường kinh doanh có niềm tin, có tiêu chuẩn cao, cạnh tranh công bằng nhằm nâng cao thương hiệu Việt, giá trị Việt. Đồng thời có chính sách phát triển các doanh nghiệp Việt gắn với chuỗi cung ứng, chuỗi lợi ích Việt Nam. Qua đó đảm bảo sự tự lực, tự cường về kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong mọi trường hợp.

Tân Hiệp Phát tin rằng, với sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng – đứng đầu là Tổng Bí thư, Chính Phủ - đứng đầu là Thủ tướng, chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra”, ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh.

Theo thuongtruong.com.vn
https://thuongtruong.com.vn/news/doanh-nghiep-de-xuat-7-giai-phap-tro-luc-nang-suc-canh-tranh-trong-tinh-hinh-moi-138600.html
Copy Link
https://thuongtruong.com.vn/news/doanh-nghiep-de-xuat-7-giai-phap-tro-luc-nang-suc-canh-tranh-trong-tinh-hinh-moi-138600.html
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Doanh nghiệp đề xuất 7 giải pháp “trợ lực”, nâng sức cạnh tranh trong tình hình mới
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO