Ngày 15-7, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, do bà Bùi Thị Hòa, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu đã làm việc với Ban Chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) tỉnh với nội dung giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng chí Y Thịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác XKLĐ tỉnh và một số sở, ngành liên quan đã làm việc với Đoàn.
Ngày 15-7,Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, do bà Bùi Thị Hòa, Phó trưởng Đoànđại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu đã làm việc với Ban Chỉ đạo công tác xuất khẩulao động (XKLĐ) tỉnh với nội dung giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách,pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồngchí Y Thịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác XKLĐ tỉnh và mộtsố sở, ngành liên quan đã làm việc với Đoàn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh,thực hiện Đề án XKLĐ giai đoạn 2004-2009, từ năm 2004 đến nay, BCĐ tỉnh đã triểnkhai thực hiện một cách đồng bộ, đạt chỉ tiêu đề ra. Ngoài việc chú trọng vàoviệc phổ biến, ban hành các văn bản về XKLĐ của Trung ương và tỉnh đến từng địaphương, BCĐ các cấp cũng thực hiện những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối vớingười lao động. Theo đó, mỗi năm tỉnh ta đã đưa được từ 250-300 lao động trên địabàn đi lao động tại nước ngoài. Tính đến ngày 30-6, toàn tỉnh có 1779 người đãXKLĐ có thời hạn sang thị trường các nước: Hàn Quốc, Malaixia, Đài Loan, Trung Đông…Hầu hết người lao động tham gia XKLĐ đều cải thiện được cuộc sống gia đình. Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên số người lao động tiếp cận với nguồnvốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội còn ít. BCĐ tỉnh cũng chưa giámsát chặt chẽ các đơn vị có chức năng XKLĐ tại địa bàn nên vẫn còn những hạn chếcần khắc phục. Để công tác XKLĐ đạt hiệu quả cao hơn, nhất là khi bắt tay thựchiện đề án XKLĐ giai đoạn 2010 -2015, BCĐ tỉnh cũng đã kiến nghị Trung ương điềuchỉnh một số chính sách ưu tiên cho địa phương. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũngcần có cơ chế thông thoáng, giúp người lao động có cơ hội được vay vốn để thamgia XKLĐ ở các thị trường có thu nhập cao. Chính phủ cũng cần xem xét việc hỗtrợ nâng cao trình độ nghề cho người lao động.
Đoàn giámsát đã ghi nhận những nỗ lực của BCĐ tỉnh cũng như các địa phương, ban, ngànhliên quan trong công tác XKLĐ. Đồng thời, Đoàn cũng đề nghị BCĐ cần khắc phụcnhững vấn đề còn hạn chế như: việc xây dựng quỹ XKLĐ tỉnh; trách nhiệm của cáccơ quan chức năng trong việc quản lý lao động tham gia XKLĐ; hiệu quả của nhữngchính sách trong thực tiễn; tình hình cho vay vốn XKLĐ; việc theo dõi những đơnvị có chức năng XKLĐ trên địa bàn tỉnh… Để công tác XKLĐ đạt hiệu quả cao, BCĐtỉnh cần kiện toàn BCĐ các cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, quản lý chặt chẽcác doanh nghiệp XKLĐ, tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về với thịtrường lao động đến tận người dân... Đối với những kiến nghị của tỉnh, Đoàn sẽghi nhận và chuyển tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
ThanhBình