Nông nghiệp - Nông thôn

Định hình mũi nhọn nông nghiệp Đắk Nông

Hồng Thoan 09/02/2024 13:52

Đắk Nông xác định rõ những mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm giá trị cao.

avata-moi(1).jpg
sapo-moi-nn.jpg
text-7-2-.png

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) được Đắk Nông xác định là một trong những mũi nhọn hàng đầu. Nội dung này đã được nhấn mạnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tỉnh.

z5004470018091_cb06c4e92fb095708e76f9788a8cbdc7-2c74ff8b27533a124fc98fbe306a3123.jpg
Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa ở huyện Krông Nô (Đắk Nông) đạt 100% diện tích gieo trồng Ảnh: N.M.P

Người dân, doanh nghiệp chủ động ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản đạt những kết quả tích cực.

Đắk Nông hiện đã có 1 khu NNƯDCNC với diện tích 120ha, tại xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa. Tỉnh đã công nhận 4 vùng NNƯDCNC với quy mô 2.423,17ha, gồm vùng cà phê tại huyện Đắk Mil; 2 vùng hồ tiêu tại huyện Đắk Song; vùng lúa tại huyện Krông Nô và 2 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

anh.jpg
Đắk Nông hiện đã có 1 khu NNƯDCNC với diện tích 120ha, tại xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa Ảnh: Ngô Minh Phương

Đắk Nông hình thành 65 liên kết thuộc 9 ngành hàng nông sản, với 9.660 hộ dân tham gia. Tỉnh có trên 85.000ha đất sản xuất ứng dụng một phần công nghệ cao với sản lượng trên 400.000 tấn/năm.

Diện tích sản xuất đạt chứng nhận tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Hiện tỉnh có 211 cơ sở, với tổng diện tích 28.629ha, trong đó cà phê 23.489ha; hồ tiêu 3.089ha, nhóm cây ăn quả 1.085ha, nhóm cây lương thực thực phẩm 966,19ha đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm.

dsc01885-1-.jpg
Dưa lưới công nghệ cao đạt chuẩn GlobalGAP của Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Đắk Nông Ảnh: Đức Hùng

Đồng chí Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho biết: Đắk Nông đẩy mạnh việc thực hiện Đề án về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Trong đó, đối với phát triển các sản phẩm, tỉnh chú ý đến nhu cầu thị trường. Tức làm kinh tế nông nghiệp trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi của thị trường trong nước, quốc tế.

"Muốn cạnh tranh được, tạo ra giá trị cao hơn thì phải ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật mới và sản phẩm có tính đặc trưng cao ở nhiều khía cạnh”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên nhấn mạnh.

don-gian-khung-nhiep-anh-studio-anh-bia-facebook-4-2-.png

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên, Đắk Nông tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu hoàn thiện, ban hành thêm các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Trong đó tỉnh sẽ có nhiều ưu đãi cho kinh tế tư nhân, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số nông nghiệp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực hơn, nâng cao đời sống nông dân.

z5047498674322_8cfbc6d310ae113a64937789857d77a9.jpg
Niên vụ 2023, các doanh nghiệp, hợp tác xã của Đắk Nông đã xuất khẩu chính ngạch gần 1.200 tấn quả sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc và khoảng 300 tấn cơm sầu riêng sang thị trường Thái Lan Ảnh: Ngô Minh Phương
text-8-2-.png
khung(2).jpg

Đánh giá của UBND tỉnh Đắk Nông cho thấy, chăn nuôi quy mô lớn, chất lượng cao là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, Đắk Nông tập trung cho chăn nuôi bền vững theo hướng trang trại quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, trong đó ưu tiên phát triển đàn heo, đàn gia cầm, chủ lực là gà thịt và trứng gà.

Người dân phát triển đàn gia súc ăn cỏ gồm trâu, bò, dê, chủ lực trước mắt là bò thịt. Về lâu dài, bà con có thể phát triển thêm bò sữa khi thu hút được doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa đến đầu tư tại tỉnh.

Những năm qua, cơ cấu nội ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Cụ thể, chăn nuôi đã tăng từ 5,23% năm 2004 lên khoảng 12% năm 2023.
Theo lãnh đạo Sở NN- PTNT, Đắk Nông hiện có 10 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Hàng năm, các cơ sở này xuất bán sản phẩm vật nuôi giống, thương phẩm chất lượng đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

luong-1.jpeg
Đắk Nông tập trung cho chăn nuôi bền vững theo hướng an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái... Ảnh: Nguyễn Lương
text-9-2-.png

Kinh tế rừng là một trong những mũi nhọn của ngành Nông nghiệp Đắk Nông hiện nay. Tỉnh phát triển kinh tế rừng, trồng và chế biến dược liệu theo hướng bền vững, hài hòa.

thacmo-36-.jpg
Đắk Nông phát triển kinh tế rừng, trồng và chế biến dược liệu theo hướng bền vững, hài hòa (Rừng phòng hộ Thác Mơ có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Ảnh: Đức Hùng)

Đắk Nông thu hút được một số doanh nghiệp, người dân đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy, phát triển cây đa mục đích. Tỉnh khuyến khích nhân rộng hình thức canh tác nông, lâm kết hợp theo hình thức giao khoán, hợp tác đầu tư.

Những năm qua, Đắk Nông đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch; thực hiện chế biến và xuất khẩu ván gỗ MDF.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT, Đắk Nông phát triển lâm nghiệp bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, gắn kinh tế với xã hội, môi trường.

Tỉnh thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp, đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016-2030. Tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học…

text-10-2-.png

Đắk Nông có các cây chủ lực: cà phê, hồ tiêu, điều, cao su. Tỉnh đang nâng cao giá trị, trau chuốt cho sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng cho các sản phẩm này.

ca-phe.jpg
Đắk Nông có 23.489ha cà phê đạt các tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng Ảnh: N.M.P

Đắk Nông có diện tích, sản lượng và cả chất lượng nông sản chủ lực đứng đầu khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước. Điển hình như với cây hồ tiêu, Đắk Nông hiện có 34.000ha.

Năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt khoảng 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng 70.000 tấn. Hồ tiêu Đắk Nông đứng đầu khu vực Tây Nguyên và cả nước về diện tích, đứng thứ 2 về sản lượng sau tỉnh Đắk Lắk.

tuyduc-1-1-.jpg
Hồ tiêu Đắk Nông đứng đầu khu vực Tây Nguyên và cả nước về diện tích, đứng thứ 2 về sản lượng sau tỉnh Đắk Lắk Ảnh: Đức Hùng

Tỉnh đã có 547ha hồ tiêu được chứng nhận hữu cơ, khoảng 332ha áp dụng quy trình sản xuất tốt, hữu cơ. Đắk Nông đã công nhận 2 vùng NNƯDCNC tại 2 xã Thuận Hà, Thuận Hạnh, huyện Đắk Song. Sản phẩm hồ tiêu Đắk Nông đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Đắk Nông có diện tích cà phê đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên với 141.000ha, sản lượng ước đạt 361.000 tấn/năm. Cà phê Đắk Nông ngày càng được canh tác theo các quy trình về nông nghiệp tốt được quốc tế công nhận. Nhiều vùng miền có giống, điều kiện đất đai, khí hậu lợi thế để phát triển các sản phẩm đặc biệt.

Diện tích cao su của tỉnh ước đạt 24.000 ha, sản lượng ước đạt 34.800 tấn. Diện tích điều ước đạt 16.700 ha, sản lượng ước đạt 8.816 tấn.

bieu-do-san-xuat-nong-nghiep-hong-thoan-d403defe827ef9dac88b7ba947f7bd08.jpg
Đồ họa: Việt Dũng

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông, việc nâng tầm cho cây chủ lực được tỉnh chú trọng từ tổng hợp các giải pháp. Cụ thể là từ khâu giống, kỹ thuật, quy trình canh tác đạt các tiêu chuẩn chứng nhận, đầu tư cho chế biến, xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, bao bì sản phẩm.

Các giải pháp về xây dựng mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý được các cấp, ngành thúc đẩy, nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho nông sản có thể tiếp cận các thị trường mới, khó tính hơn.

z5047500486868_0cf9271a116634a9291044e08f3432ad.jpg
Nông dân huyện Tuy Đức thu hoạch khoai lang Ảnh: Ngô Minh Phương
text-11-2-.png

Phát triển du lịch nông nghiệp cũng được coi là một trong những mũi nhọn mới của tỉnh.

ca-cao(2).jpg
Công ty TNHH MTV Cà phê Bazan Đắk Nông giới thiệu vùng nguyên liệu cao cao sạch tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) cho du khách Ảnh: N.M.P

Điều này dựa trên các thế mạnh về điều kiện khí hậu mát mẻ, các lợi thế về sản vật nông nghiệp địa phương là các sản phẩm OCOP đã và đang được công nhận. Đắk Nông đã công nhận 60 sản phẩm OCOP của 53 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, cơ sở sản xuất.

Quan điểm của tỉnh là thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, trọng tâm là gắn với NNƯDCNC, nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người dân bản địa.

Đặc biệt du lịch nông nghiệp gắn Công viên địa chất toàn cầu UNESCO là thế mạnh nổi bật của Đắk Nông không chỉ trong nước mà có tính cạnh tranh quốc tế.

Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã liên kết phát triển du lịch nông nghiệp bước đầu mang lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách, đa dạng thu nhập bền vững.

z4989980173984_8b36515068a622e3617d1d68beff0201-1--e11a42667caf666ad00f7a8a4bdc1980.jpg
Du lịch nông nghiệp gắn Công viên địa chất toàn cầu UNESCO là thế mạnh nổi bật của Đắk Nông không chỉ trong nước mà có tính cạnh tranh quốc tế Ảnh: Ngô Minh Phương

Nội dung: Hồng Thoan

Trình bày: Huy - Hiền

Đọc tiếp
    Nổi bật
        Mới nhất
        Định hình mũi nhọn nông nghiệp Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO