Đời sống

Diện mạo mới xã An toàn khu Quảng Trực

Thanh Hằng 29/04/2022 09:55

Phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang, anh dũng, kiên cường, xã An toàn khu Quảng Trực (Tuy Đức) đang phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội, đời sống người dân khởi sắc, đổi thay nhanh chóng.

hinh-4.jpg

Tự hào và hãnh diện

Những ngày tháng 4 lịch sử, dọc các tuyến đường lớn của xã Quảng Trực (Tuy Đức) rực rỡ với hàng ngàn lá cờ đỏ sao vàng nằm dọc hai bên đường. Trong ký ức của những thế hệ cha anh đi trước, cán bộ lão thành cách mạng, cảm xúc về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn hừng hực và tràn đầy niềm tự hào, hãnh diện.

Cấp tập chuẩn bị cho Đại hội Cựu chiến binh xã, ông Lê Mạnh Hùng ở bon Bu Gia cùng đồng chí, đồng đội của mình ôn lại những kỷ niệm sau hàng chục năm đặt chân đến vùng đất Quảng Trực này.

2-thap-ky-troi-qua-ba.jpg

Gần 20 năm trước, rời tỉnh Vĩnh Phúc, cựu chiến binh Lê Mạnh Hùng cùng gia đình vào xã Quảng Trực để lập nghiệp. Thời điểm đó, người dân địa phương, chủ yếu là đồng bào tại chỗ chỉ biết sản xuất nông nghiệp. Lối canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên tình trạng đói nghèo trở thành “áp lực” cho nhiều thế hệ lãnh đạo.

“Bà con quanh năm chỉ trồng một vụ lúa nương nên không đủ ăn. Sau đó, chúng tôi bắt đầu hướng dẫn bà con trồng của mì để lấy vốn, từng bước chuyển sang trồng cây công nghiệp. 2 thập kỷ trôi qua, bà con địa phương yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nên đời sống đã tốt hơn rất nhiều. Bây giờ, nhiều hộ dân đã sở hữu trong tay cả chục hecta đất, cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm”, ông Hùng nhớ về ngày mới đặt chân đến vùng đất Quảng Trực.

hinh-11.jpg
Xã An toàn khu Quảng Trực có những bước chuyển mình trong những năm qua.

Cựu chiến binh Điểu Sranh ở bon Bu Lum là một trong số những người chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, rõ rệt nhất của mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Những năm 70 của thế kỷ trước, ông Điểu Sranh tham gia vào lực lượng bộ đội địa phương rồi cùng quân và dân Việt Nam hỗ trợ nước bạn Campuchia để chống lại chế độ diệt chủng của tập đoàn Pôn Pốt. Ngày hoàn thành nghĩa vụ, trở về địa phương, ông Điểu Sranh lại nêu cao tinh thần, phẩm chất của bộ đội cụ Hồ, cùng chính quyền các cấp xây dựng quê hương Quảng Trực ngày càng phát triển.

img_0411.jpg
Cựu chiến binh Điểu Sranh (người đứng bên phải) tự hào khi là người con của bon làng cách mạng.

“Nhìn lại chặng đường đã qua, để có được sự thay đổi như ngày nay là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu và cố gắng không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân và chính quyền các cấp. Tôi tự hào là một người lính cụ Hồ và càng tự hào hơn khi mình đã góp một phần nhỏ trong suốt quá trình phát triển của địa phương”, ông Điểu Sranh tâm sự.

hinh-12.jpg

Tự hào và hãnh diện

Gần 10 năm trước, cây mắc ca bén rễ tại vùng đất biên giới xã Quảng Trực. Sau quãng thời gian “thử thách”, thương hiệu mắc ca Quảng Trực dần định hình, đồng thời phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương này. Cũng nhờ cây mắc ca, lao động địa phương có thêm sinh kế, thậm chí nhiều hộ gia đình còn có kinh tế khá giả nhờ trồng “nữ hoàng của các loại hạt”.

img_0258.jpg
Thương hiệu mắc ca Quảng Trực dần định hình, đồng thời phá thế độc canh trong sản xuất. 

Bà Ngô Thị Hoài Thu ở bon Đắk Huýt phấn khởi khoe, căn nhà mái Thái được xây dựng năm ngoái của gia đình một phần là nhờ sản xuất mắc ca. Với hơn 130 gốc, mỗi năm bà Thu thu được khoảng hơn 2 tấn quả mắc ca tươi, với giá bán dao động từ 85.000 đồng đến 95.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm. Hiện gia đình bà Thu đã mở rộng thêm diện tích và có thêm 300 gốc mắc ca sắp cho thu bói.

“Ban đầu tôi chỉ trồng xen canh mắc ca vào vườn cà phê vì đây là cây trồng mới, chưa được trồng đại trà tại địa phương. Nhiều năm kiên trì chăm sóc, tưới tắm, đến nay mắc ca thu hoạch đều được các đầu mối thu mua với giá thành ổn định. Nếu so với các cây trồng khác, mắc ca dễ trồng và ít tốn công hơn, lợi nhuận hàng năm thu được cũng ổn định hơn cà phê hoặc điều”, bà Thu chia sẻ.

hinh-7.jpg
Cơ sở chế biến mắc ca Mơ Nông xã Quảng Trực chuyên chế biến các sản phẩm mắc ca thành phẩm.

Cơ sở sản xuất mắc ca Mơ Nông ở bon Đắk Huýt là một trong số những cơ sở chế biến mắc ca thành phẩm lớn của xã Quảng Trực. Bà Nguyễn Thủy Linh, chủ cơ sở chia sẻ rằng, sản phẩm mắc ca khô của đơn vị đưa đưa đi tiêu thụ tại các thị trường phía Nam và một số tỉnh thành phía Bắc.

Thời gian cao điểm, cơ sở chế biến tạo việc làm cho gần 30 lao động tại chỗ, riêng ngày thường sẽ có khoảng 5-6 làm việc. Với mức lương dao động khoảng 200.000- 250.000 đồng/ ngày, đây được đánh giá là mức thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm cho lao động phổ thông.

“Từ xuất bán thô, sản phẩm mắc ca của Quảng Trực đã được chế biến, đóng gói thành mặt hàng có giá trị trên thị trường. Cũng nhờ mắc ca, đời sống của người dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Trong tương lai, nều đầu tư, mở rộng sản xuất, chế biến loại hạt này thì mắc ca sẽ trở thành cây trồng đưa người dân Quảng Trực thoát nghèo”, bà Linh đánh giá.

img_0297.jpg
Mắc ca từng bước trở thành cây trồng giúp người dân thoát nghèo.

Chủ tịch UBND xã Quảng Trực Nguyễn Hải Lý phấn khởi nói, dù điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn nhưng nhờ phát huy tốt sức mạnh tổng hợp, tập trung đầu tư sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng nên đời sống người dân ngày càng nâng cao, góp phần giúp xã Quảng Trực ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, sự chuyển biến trong kinh tế- xã hội của địa phương, một phần nhờ sản xuất mắc ca.

“Cây mắc ca đã giúp thay đổi phương thức, tập quán sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ, từ quảng canh chuyển sang thâm canh. Hiện tại, toàn xã Quảng Trực có gần 600 hecta mắc ca (đứng sau diện tích cà phê) và cây trồng này đã góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo cho bà con nhân dân”.

img_0324.jpg

Tập trung giảm nghèo

Những ngày tháng 4 lịch sử, trong ký ức của những thế hệ cha anh đi trước, cán bộ lão thành cách mạng, cảm xúc về Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn hừng hực và tràn đầy niềm tự hào, hãnh diện. 

Bận rộn chuẩn bị cho Đại hội Hội Cựu chiến binh xã Quảng Trực, ông Lê Mạnh Hùng ở bon Bu Gia cùng đồng chí, đồng đội của mình ôn lại những kỷ niệm sau hàng chục năm đặt chân đến vùng đất Quảng Trực này.

hinh-3.jpg

Đời sống văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm, đầu tư đúng mức

hinh-6.jpg

Tỷ lệ học sinh được đến trường đúng độ tuổi của xã Quảng Trực tăng theo từng năm.

Gần 20 năm trước, rời tỉnh Vĩnh Phúc, cựu chiến binh Lê Mạnh Hùng cùng gia đình vào xã Quảng Trực để lập nghiệp. Thời điểm đó, người dân địa phương, chủ yếu là đồng bào tại chỗ chỉ biết sản xuất nông nghiệp. Lối canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên tình trạng đói nghèo trở thành áp lực cho nhiều thế hệ lãnh đạo.

“Bà con quanh năm chỉ trồng một vụ lúa nương nên không đủ ăn. Sau đó, chúng tôi bắt đầu hướng dẫn bà con trồng sắn để gọi là "lấy ngắn nuôi dài", từng bước chuyển sang trồng cây công nghiệp. 2 thập kỷ trôi qua, bà con địa phương yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nên đời sống đã tốt hơn rất nhiều. Bây giờ, nhiều hộ dân đã có cơ ngơi cả chục hecta đất, cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm”, ông Hùng tự hào kể.

Cựu chiến binh Điểu Sranh ở bon Bu Lum là một trong số những người chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, rõ rệt nhất của mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

hinh-5.jpg
Xã Quảng Trực hiện đã hoàn thành 13/19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia

Những năm 70 của thế kỷ trước, ông Điểu Sranh tham gia vào lực lượng bộ đội địa phương, rồi sang tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ngày hoàn thành nghĩa vụ, trở về địa phương, ông Điểu Sranh lại nêu cao tinh thần, phẩm chất của "Bộ đội Cụ Hồ", cùng chính quyền các cấp xây dựng quê hương Quảng Trực ngày càng phát triển.

“Nhìn lại chặng đường đã qua, để có được sự thay đổi như ngày nay là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu và cố gắng không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân và chính quyền các cấp. Tôi tự hào là một người lính Cụ Hồ và càng tự hào hơn khi mình đã góp một phần nhỏ trong suốt quá trình phát triển của địa phương”, ông Điểu Sranh tâm sự.

Năm 2021, tổng số hộ nghèo toàn xã Quảng Trực là 964 hộ với 3.797 khẩu, chiếm tỷ lệ 30,80% (giảm 19,08% so với năm 2020), hộ cận nghèo là 476 hộ với 1.766 khẩu, chiếm tỷ lệ 15,17%.

Có được kết quả như trên, ngoài những nỗ lực nội tại của mỗi cá nhân, hộ gia đình còn có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự đoàn kết toàn dân. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, hạ tầng giao thông được chú trọng, đặc biệt đời sống văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm, đầu tư đúng mức từ đó đời sống người dân xã Quảng Trực được cải thiện rõ rệt cả vật chất lẫn tinh thần.

Theo ông Nguyễn Hải Lý, Chủ tịch UNND xã, trong thời gian tới, xã Quảng Trực tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số… chính quyền các cấp sẽ quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện hết mức để từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

“Địa phương đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, riêng hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 4 đến 5%; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại; tỷ lệ trẻ em từ 2 - 5 tuổi đến lớp đạt 90%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề đạt 96%; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 3% đối với học sinh THCS, dưới 1% đối với học sinh tiểu học”, ông Lý nói.

Đặc biệt, xã Quảng Trực hiện đã hoàn thành 13/19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia. Trong năm 2022, địa phương này tập trung triển khai, bố trí nguồn lực để hoàn thành tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và tiêu chí 19 về giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn trong năm 2021.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Quảng Trực được xác định là khu vực có địa hình, địa thế, chính trị, quân sự quan trọng, bảo đảm an toàn cho hoạt động lãnh đạo, chỉ huy tuyến hành lang tiếp tế Bắc-Nam, là nơi gây dựng, phát triển phong trào cách mạng. Với truyền thống lịch sử vẻ vang, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, ngày 27/5/2019, xã Quảng Trực đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã An toàn khu và đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Thanh Hằng thực hiện

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Diện mạo mới xã An toàn khu Quảng Trực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO