Di tích Trường Lũy

04/08/2011 10:06

Theo các ghi chép trong sử liệu và điền dã của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế, Trường Lũy bắt đầu hình thành vào khoảng thế kỷ XVI khi Bùi Tá Hán (1496-1568) nhận nhiệm vụ của vua Lê Trung Hưng vào trấn nhậm Thừa Tuyên Quảng Nam (nay là vùng đất từ Đà Nẵng đến Phú Yên)...

ADQuảng cáo

Theo các ghi chép trong sử liệu và điềndã của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế,Trường Lũy bắt đầu hình thành vào khoảng thế kỷ XVI khi Bùi Tá Hán (1496-1568)nhận nhiệm vụ của vua Lê Trung Hưng vào trấn nhậm Thừa Tuyên Quảng Nam (nay làvùng đất từ Đà Nẵng đến Phú Yên). Chính ông cho đắp các đoạn lũy đất ở nhữngnơi hiểm yếu và đặt một số đồn (bảo) để kiểm soát giao thương và bình định vùngmiền núi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Từ thế kỷ XVII đến XVIII, dướicác thời Chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, các đoạn lũy và bảo này tiếp tục duy trìvà củng cố. Đến cuối thời Gia Long, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục cho đắpTrường Lũy. Năm 1819, Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) đã huy động nhân lực giacố và nối các đoạn lũy lại với nhau, dựng thêm nhiều đồn, hình thành một hệthống đồn lũy liên hoàn, phía Bắc bắt đầu từ huyện Hà Đông (nay là huyện TamKỳ, tỉnh Quảng Nam) phía Nam kéo dài đến phủ Bồng Sơn (nay thuộc hai huyện HoàiÂn, An Lão tỉnh Bình Định). Trong suốt 300 năm, Trường Lũy có vai trò là hệthống phòng thủ, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) - năm tổ chức quân sự có tênlà Nghĩa Định sơn phòng được giải thể, thì Trường Lũy cũng mới chấm dứt vai tròlịch sử của nó.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Sau khi đikhảo sát và nghiên cứu toàn bộ tuyến lũy đã xác định được chiều dài của lũy là127,4km. Điểm đầu tiên của Trường Lũy bắt đầu từ huyện Trà Bồng kéo dài qua 7huyện khác là Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổcủa Quảng Ngãi và vắt qua huyện Hoài Nhơn, An Lão của Bình Định. Dọc theo dãyTrường Sơn, đi qua nhiều địa hình khác nhau và cũng vì thế, việc xây dựng nócũng rất đa dạng. Ở địa hình bằng phẳng, lũy đơn giản chỉ được đắp bằng đất,nơi sườn núi có độ dốc vừa phải, lũy được gia cố thêm bằng đá ở ngoài. Đây làcách mà người xưa chống lại hiện tượng trôi trượt của lũy trên sườn đồi, núi.Những địa hình có độ dốc lớn, hoặc trên đỉnh những ngọn núi cao như đoạn chạyqua huyện Tư Nghĩa, Ba Tơ hay Đức Phổ... thì Trường Lũy được xây hoàn toàn bằngđá. Với kỹ thuật xếp đá khéo léo của người xưa, khiến cho lũy có độ bền cao,không bị sạt lở, trôi trượt, dù đã hàng trăm năm qua đi. Ở nhiều nơi, quy môcủa lũy rất lớn, ví như ở địa điểm Ba Động (Ba Tơ) lũy cao tới 4m, chân lũyrộng 6m, mặt trên rộng 2,5m. Theo các nhà nghiên cứu, Trường Lũy Quảng Ngãi –Bình Định là thành lũy dài nhất Đông Nam Á và dài thứ hai châu Á (chỉ sau VạnLý Trường Thành – Trung Quốc).

Trước những kết quả khai quật khảo cổhọc, cùng cả những công trình đang hiện hữu trên mặt đất, nhiều nhà nghiên cứuđã khẳng định, đây là công trình có giá trị văn hóa đặc biệt, có cấu trúc độcđáo, được xây dựng lên bằng chính công sức của người dân lao động, đi cùng vớinó là những câu chuyện lịch sử phong phú. Trường Lũy không phải là một ranhgiới chia cắt mọi sự giao thương giữa người Kinh ở vùng thấp và các bộ lạc ởmiền Tây Quảng Ngãi. Dọc theo Trường Lũy cứ mỗi đoạn dài 500 - 1.000m lại đượcxây một đồn lính sơn phòng vừa bảo vệ lại vừa điều hòa các mối quan hệ buôn bángiữa các tộc người với người Kinh. Qua ba lần khai quật tại chân móng đồn trênđỉnh đèo Chim Hút, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều mảnh gốm không tráng menhay những mảnh bằng đất nung vỡ ra từ chum chóe, nồi vại... Đó là những vậtdụng của lính sơn phòng triều Nguyễn. Nhóm nghiên cứu tiến hành đào thám sátmột số hố ở khu vực cạnh đồn của lính sơn phòng giáp Trường Lũy, phát hiện khánhiều mảnh gốm từ những sản phẩm thương mại có xuất xứ từ Quảng Đông, Hải Nam(Trung Quốc) và gốm Bát Tràng, Hải Dương - bằng chứng cho sự lưu thông hàng hóagiữa người miền ngược với người miền xuôi. Khi khai quật ở khu vực đồn sơnphòng, thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành người ta phát hiệnđược những vòng trang sức bằng đồng và chuỗi hạt cườm thủy tinh xưa. Điều nàythêm phần khẳng định người H’rê và người Việt không chỉ xây dựng Trường Lũy màcòn bỏ nhiều công sức để xây dựng đồn sơn phòng của triều đình. Dọc theo còn cócác con đường cổ, hào và các chợ phiên nằm lân cận. Kết quả khai quật còn chothấy Trường Lũy không phải là một công trình do người Việt xây dựng mà có sựtham gia của người H’rê. Đây cũng được xem là một phát hiện khá độc đáo, bởitrên thế giới chưa có một công trình nào có được sự phối hợp giữa hai cộngđồng. Song Trường Luỹ không phải là ranh giới khép kín. Luỹ cắt ngang qua nhiềusông suối, mỗi chỗ cắt ngang lại có một cổng, do một bảo canh gác, cho phépđiều hành việc đi lại giữa hai bên. Việc đi lại chủ yếu mục đích trao đổi kinhtế: người H’rê mua muối, người Việt mua gạo, quế và lâm sản, nhất là mạng lướichợ nằm bên phía người Việt. Thậm chí hoạt động thương mại này còn đi xa hơnnữa về phía Tây, lên Trường Sơn sang Lào. Từ tháng 5-2011, Trường Lũy chínhthức được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Bài, ảnh:Bảo Ngọc

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di tích Trường Lũy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO