Tượng đài tọa lạc trên ngọn đồi cao 40m so với mực nước biển, thuộc xã đảo Minh Hải, bán đảo Phương Mai, TP. Quy Nhơn |
Tượng đài được Hội Thánh Trần Bình Định khởi công xây dựng năm 1972, hoàn thành năm 1973. Tượng đài tọa lạc trên ngọn đồi cao 40m so với mực nước biển, thuộc xã đảo Minh Hải, bán đảo Phương Mai (KV9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn).
Tượng đài Trần Hưng Đạo được tạc trong tư thế đứng trên thuyền rồng chỉ huy trận Bạch Đằng giang |
Với chiều cao 16m, Tượng đài Trần Hưng Đạo được tạc trong tư thế đứng trên thuyền rồng chỉ huy trận Bạch Đằng giang, với trang phục áo giáp, mũ sắt. Chân trái đứng trụ, chân phải gác lên mạn thuyền, tay phải chỉ tay hướng về phía núi Bà, tức về hướng Bắc, tay trái nắm chuôi kiếm đeo ở thắt lưng trong tư thế chuẩn bị xung trận. Khuôn mặt của ngài toát lên thần sắc của một vị tướng dũng mãnh, đầy quyền lực và quyết đoán.
Các bức phù điêu theo bốn hướng, miêu tả con người Đức thánh Trần với hào khí Đông A và những sự kiện lịch sử trọng đại của nhà Trần |
Bệ đỡ tượng đắp bốn bức phù điêu theo bốn hướng, miêu tả con người Đức thánh Trần với hào khí Đông A và những sự kiện lịch sử trọng đại của nhà Trần trong công cuộc chống quân Nguyên Mông. Bức tượng hướng Đông miêu tả hình ảnh Hưng Đạo Đại Vương gạt bỏ niềm riêng để tạo mối đoàn kết dân tộc trước sức mạnh quân thù. Bức phù điêu hướng Tây họa cảnh Trần Hưng Đạo khuyên vua quyết đánh chứ không nên hàng. Bức hướng Nam là hình ảnh các bô lão với khí thế “sát Thát” tại Hội nghị Diên Hồng. Bức hướng Bắc là hình ảnh một chiến công lừng lẫy của quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo.
Từ trên đồi Tượng đài, nhìn xuống xã đảo Minh Hải |
Tượng đài được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích lịch sử vào ngày 10/9/2007.
Thành phố Quy Nhơn được nhìn thấy từ trên đồi Tượng đài |
Ở đây còn có ngọn hải đăng Phước Mai, được Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm, giúp tàu thuyền hoạt động ra vào cảng Quy Nhơn thuận lợi |