Di tích lịch sử đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh tại Đắk Nông

Quốc Sỹ| 16/05/2019 13:59

Thực hiện chủ trương chi viện cho miền Nam, Bộ Chính trị, BCH TW Đảng (khóa II) quyết định tổ chức tuyến giao liên, vận tải quân sự Trường Sơn.

ADQuảng cáo

Sau khi thành lập “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”-Đoàn 559, ngày 25/5/1959, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập đoàn B90 tăng cường cho Liên khu V xoi đường nối hai chiến trường khu V và Nam Bộ, nối hành lang chiến lược Bắc-Nam. Khi đoàn vào đến Đắk Lắk (cũ) lấy phiên hiệu là B4, chia làm hai bộ phận xoi đường vào Nam bộ. Cùng thời gian này, Khu uỷ miền Đông Nam Bộ tổ chức các đoàn từ chiến khu D mở đường bắt liên lạc với B4.

Vào lúc 16 giờ ngày 30/10/1960, một nhánh của B4 đã bắt liên lạc với đoàn C200 tại Vàm suối Đắk R'tíh, sông Đồng Nai, nay là thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa. Lúc 20 giờ ngày 4/11/1960, cánh thứ hai của B4 bắt liên lạc với bộ phận vũ trang tỉnh Phước Long-Đông Nam Bộ tại đường số 14 khu vực ngã ba Đắk Song, nay là Quốc lộ 14, thuộc thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song. Từ đó, đường hành lang chiến lược Bắc-Nam thông suốt từ miền Bắc vào Trung ương Cục miền Nam, góp phần đưa cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tại Đắk Nông, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Tuy Đức, gồm các nhánh đường thuộc 2 điểm Đắk Mil và Bu Prăng với tổng chiều dài khoảng 140km như: đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn đoạn Đắk Mil – Đắk Song; đường ngang Đắk Mil đi Ô Ran (Campuchia) về Lộc Ninh (năm 1973-1974); nhánh đường Hồ Chí Minh Bu Prăng đi Lộc Ninh năm 1974 và trọng điểm đánh phá ác liệt, ngăn chặn của không quân và bộ binh Mỹ - Ngụy ở khu vực Núi Lửa; Khu tập kết lực lượng từ miền Bắc vào năm 1965 đến 1975 và Cụm kho dự trữ chiến lược cho B2.

​​​​

Địa điểm một nhánh của B4 bắt liên lạc với đoàn C200 tại Vàm suối Đắk R'tíh, sông Đồng Nai, vào lúc 16 giờ ngày 30/10/1960, nay là thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa

ADQuảng cáo
​​​​​

Địa điểm cánh thứ hai của B4 bắt liên lạc với bộ phận vũ trang tỉnh Phước Long-Đông Nam Bộ, nối thông đường mòn Hồ Chí Minh vào lúc 20 giờ ngày 4/11/1960, tại thôn 8, xã Nam Bình (Đắk Song)

​​​​

Bia Di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn tại ngã ba đồn 8, xã Thuận Hạnh, đoạn Đắk Song-Bu Prăng đi Lộc Ninh (cuối năm 1974); Đắk Song đi Chơn Thành (1975)

​​​​​​

Bia Di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn tại xã Quảng Trực (Tuy Đức), đoạn Bu Prăng đi Lộc Ninh-Chơn Thành

Quốc Sỹ

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di tích lịch sử đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh tại Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO