Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề làm gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận

H’Mai (th)| 14/09/2022 09:14

Người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đang lưu giữ và thực hành di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm truyền thống. Nét đặc trưng của làng gốm Bình Đức là mang tính chất “Mẹ truyền con nối”.

ADQuảng cáo

Hầu hết các công đoạn làm gốm như: đập, ủ, nhào trộn đất, nặn, tạo hình… đều do người phụ nữ Chăm đảm trách. Các khâu trong quy trình làm gốm đến nay còn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống.

Dụng cụ tạo hình sản phẩm gốm khá đơn giản gồm một chiếc bàn kê và một miếng vải thô nhỏ

Độc đáo nhất là kỹ thuật nhào nặn tạo ra sản phẩm gốm không dùng bàn xoay mà người làm gốm sẽ di chuyển xoay quanh chiếc bàn kê cố định. Gốm làm xong, được quét lên một lớp nước đất sét đỏ để màu gốm sau khi nung sẽ đẹp hơn.

Việc nung gốm cũng được thực hiện ngoài trời

ADQuảng cáo

Kỹ thuật nung gốm lộ thiên là nét đặc trưng hiếm có của gốm Chăm bởi nó mang tính cộng đồng cao. Khoảng 3 - 4 ngày người dân mới tập trung nung gốm một lần. Từ sáng sớm gốm được đưa về bãi nung tập kết để phơi nắng. Sau khi khô, gốm được chất lên thành đống cao, xen kẽ lớp gốm, lớp củi và bỏ rơm, củi bọc xung quanh. Nung gốm phụ thuộc nhiều vào gió và nắng.

Gốm Chăm Bình Đức có màu đỏ hồng, được điểm thêm những vệt nâu đen trông như da báo trên thân gốm

Sản phẩm gốm khá đa dạng và phong phú, có thể chia làm hai nhóm là đồ đun nấu và đồ đựng…

H’Mai (th)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề làm gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO