Khu di tích tháp Bà Ponagar là nơi hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử |
Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, lễ hội còn có sự tham gia của người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nữ thần Ponagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, có tên gọi đầy đủ là Yang Po Inư Nagar. Vốn mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, khi người Việt vào sinh sống ở vùng đất Khánh Hòa (khoảng năm 1653) đã “tiếp biến” tín ngưỡng này và gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
Các gia đình người Chăm thành kính lễ Mẫu và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống |
Các truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu đã được ông Phan Thanh Giản, quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, tổng hợp, biên soạn và cho khắc bia dựng vào năm 1856 ở tại di tích Tháp Bà Ponagar. Các vua triều Nguyễn đã ban các sắc phong cho Thiên Y Thánh Mẫu là Thượng đẳng thần.
Hằng năm có rất đông đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar |
Lễ hội diễn ra từ ngày 20 - 23/3 Âm lịch hàng năm, gồm những nghi thức chính: Lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an, lễ cúng Ngọ, cúng thí thực, lễ dâng hương tạ Mẫu…
H’Mai (th)