Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống cộng đồng của người Mông |
Thông thường, khi một gia đình người Mông không có con, ít con hoặc sinh con một bề hay có người ốm đau, làm ăn không tốt…, họ sẽ lên đồi Gầu Tào khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực, họ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh.
Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm |
Theo tiếng Mông, Gầu Tào có nghĩa là “địa điểm chơi”. Lễ hội thường do ba gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia và có hoàn cảnh như nêu trên cùng tổ chức. Lễ hội tiến hành vào mùa xuân trong ba năm liền. Mỗi năm người ta trồng một cây nêu để bà chủ nhà lần lượt lấy cây nêu và những vật treo trên cây về để lấy phúc lộc. Địa điểm làm lễ là một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng và bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn. Đồi phải quay theo hướng Đông để cây nêu khi dựng lên đón ánh nắng mặt trời. Người Mông quan niệm, quả đồi tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ.
Mọi người dự hội đều có thể vào hát, trình diễn và thưởng thức các trò chơi, múa khèn, múa võ, múa gậy sinh tiền, hát hội… |
Để tổ chức lễ, gia chủ mời chủ lễ giúp chủ trì lễ hội và một người phụ nữ giúp việc đều phải là những người có gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, kinh tế khá giả…
H’Mai (th)