Đây là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân.
![]() |
Lễ hội Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định diễn ra từ ngày mồng 3 đến 10 tháng Ba âm lịch (ngày giỗ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) |
Theo thư tịch và huyền thoại, bà là tiên nữ giáng trần, làm người, rồi quy y Phật giáo, được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”, một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người.
![]() |
Cung thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Tây Hồ, Hà Nội |
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước. Tỉnh Nam Định được coi là một trong những địa phương có các trung tâm thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu với những nơi lưu giữ sự tích giáng thế của Mẫu như Phủ Dầy, Phủ Nấp và gần 400 nơi thờ cúng thánh Mẫu. Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người như cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu làm ăn phát đạt…
![]() |
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh thường gọi là Tam Phủ công đồng, Tứ Phủ vạn linh |
H'Mai