Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

H’Mai (th)| 28/04/2022 11:45

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc.

ADQuảng cáo

Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca. Các bài của đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc lễ, nhạc cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam.

Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, họp mặt,...

Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ. Đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).

ADQuảng cáo

Dàn nhạc cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu biểu diễn với phong cách thảnh thơi, dựa trên khung bài bản cố định gọi là "lòng bản"

Đờn ca tài tử thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình. Nhạc công thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Các loại nhạc cụ sử dụng trong đờn ca tài tử: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam, sáo, tiêu, song loan...

H’Mai (th)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO