Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng |
Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng.
Các tỉnh Tây Nguyên chú trọng thành lập các đội văn nghệ dân gian |
Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cao nguyên |
H’Mai (t.h)