Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

06/08/2010 09:12

6 giờ 30 sáng ngày 1-8 - giờ Việt Nam, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là sự kiện ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, thủ đô trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...

ADQuảng cáo

6 giờ 30 sáng ngày 1-8 - giờ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam, Khu di tích trung tâm Hoàng thành ThăngLong của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namchính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là sự kiện ýnghĩa đối với người dân Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam,thủ đô trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sửkinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đôhộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần,Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, đượccác triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quantrọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.


Điện KínhThiên, nơi vua và các bá quan trong triều họp bàn quyết định việc nước. Đây vốnlà trung tâm của Hoàng Thành. Ảnh: Tư liệu

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mangtrong mình những giá trị nổi bật toàn cầu bởi nơi đây, liên tục trong hơn mộtthiên niên kỷ là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệthuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựngcảnh quan hết sức độc đáo. Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của ViệtNam trong hơn một nghìn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sựtiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhànước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long -Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiệnmang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản đượcghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục củatài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật phongphú.

ADQuảng cáo

Một góc khuôn viênkhu trung tâm Hoàng thành. Ảnh: Tư liệu

Ủy ban di sản thế giới đã công nhậnkhu trung tâm Hoàng thành Thăng Long dựa trên 3 tiêu chí.

Theo tiêu chí 1: Những di tích trên mặt đất và khaiquật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội làminh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhậnnhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trịtoàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phongthủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây(thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độcđáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc giavùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạttrong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiếntrúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua cácthời kỳ lịch sử.

Theo tiêu chí 2: Khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của ngườiViệt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thờitiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Hà Nội với cácvương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Nhữngtầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh mộtchuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước ViệtNam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóatrong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiệnđược tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như tạikhu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Theo tiêu chí 3: Khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sựkiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mốiquan hệ khu vực và thế giới. Di sản là bằng chứng thuyết phục về sức sống vàkhả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Disản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấutranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớntrong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Trước Hoàng thành Thăng Long, Việt Nam đã có 5 di sảnvật thể thế giới, gồm 3 di sản văn hóa: Quần thể di tích cố đô Huế - 1993, Phốcổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn - đều năm 1999) và 2 di sản thiên nhiên: Vịnh HạLong - 1994, được công nhận mở rộng vào năm 2000 và Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng - 2003.

L.H (th)


ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO