Đền thờ Bác Hồ - biểu tượng của tấm lòng người dân Trà Vinh với Bác

17/11/2011 09:09

Với Đền thờ của Người, nhân dân Trà Vinh đã xây dựng nên một pháo đài niềm tin đối với Đảng, Bác Hồ, tạo nên sức mạnh trong chiến đấu giải phóng quê hương cũng như xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp...

ADQuảng cáo

Trong chương trình, nội dung chuyến đitham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số tỉnh miền TâyNam bộ của đoàn cán bộ tỉnh Đắk Nông do anh Tư Huy (Đồng chí Trần Quốc Huy –UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy) dẫn đầu; địa chỉ đầu tiền mà chúng tôi đến là Đềnthờ Bác Hồ ở tỉnh Trà Vinh. Đền được xây dựng ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thịxã Trà Vinh trên khu đất cao, có nhiều cây xanh, ở thời điểm đầu tháng 11 thờitiết vùng miền Tây đã chuyển mùa, nhiệt độ hạ cùng với không khí thoáng đãng,mát mẻ đã làm cho mọi người trong đoàn quên hết sự mệt nhọc vừa vượt qua đoạnđường dài vài trăm cây số. Mặt khác, từ đáy lòng khi đến nơi thờ tự, lại là nơithờ Bác nên tất cả chúng tôi vào Đền viếng Bác trong sự tôn nghiêm và lòng biếtơn vô hạn.


Thay mặt lãnh đạo tỉnh Trà Vinh, anh BảyNghĩa (Đồng chí Dương Hoàng Nghĩa – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) vuimừng đón đoàn. Sau mấy phút chào hỏi, anh Bảy Nghĩa hồ hởi giới thiệu: Đền thờBác Hồ được xây dựng ở Trà Vinh trước hết là bằng tấm lòng, bằng trái tim. VớiĐền thờ của Người, nhân dân Trà Vinh đã xây dựng nên một pháo đài niềm tin đốivới Đảng, Bác Hồ, tạo nên sức mạnh trong chiến đấu giải phóng quê hương cũngnhư xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.



Đền thờ Bác Hồ ở Ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thị xã Trà Vinh


Qua tìm hiểu đươc biết, với tấm lòng củaNgười “Miền Nam ở trong tráitim tôi”, nhân dân miềm Namnói chung và nhân dân Trà Vinh nói riêng vô cùng đau thương khi nghe tin Bácmất. Bà con Kinh- Khmer-Hoa ở vùng đất Trà Vinh đã để tang vị Cha già của mìnhtrong sự nghẹn ngào, mất mát. Cùng với cả nước, Ban Chấp hành Thị ủy Trà Vinhtổ chức lễ truy điệu Bác vào tối ngày 10-9-1969. Các cơ quan, đơn vị và từnggia đình cũng lập bàn thờ Bác. Song, để có nơi thờ phụng Bác đáp ứng lòng mongmỏi của đông đảo bà con, nhất là những người ngày đêm ở chiến hào, đồng thờicũng là lời tuyên cáo với kẻ thù, Thị ủy Trà Vinh đã quyết định xây dựngĐền thờ Bác ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức và khởi công xây dựng vào ngày10-3-1970. Vĩnh Hội ngày ấy là ấp tranh chấp giữa ta và địch chỉ cách trung tâmđầu não của ngụy quyền tỉnh Vĩnh Bình (tỉnh Trà Vinh ngày nay) 4km và cách căncứ quân sự hiện đại, kiên cố của Mỹ có cả hệ thống sân bay với đủ loại máy baychiến đấu, máy bay trinh sát... khoảng 1,5km. Nhưng đây lại là nơi cao ráo nhấtvà là ấp có nhiều cơ sở cách mạng nên đền thờ được xây dựng ở đây thì ngọn lửacách mạng càng bốc cao, lòng dân được mãn nguyện càng tin tưởng vào cách mạngvì đã “có” Bác bên cạnh.


Tin xây dựng Đền thờ Bác Hồ truyền đinhanh chóng, nhân dân quanh vùng đủ các thành phần: già, trẻ, lương, giáo đã tựnguyện đóng góp tiền của và công sức, bất chấp hiểm nguy đến tính mạng chờ đêmđến là bắt tay vào việc với tinh thần quyết tâm tất cả cho ngôi đền hoàn thànhsớm nhất. Bọn địch biết tin nhân dân Trà Vinh đang xây dựng Đền thờ Bác Hồ,chúng điên cuồng bắn phá ác liệt nên toàn bộ công việc xây dựng Đền đều phảithực hiện vào ban đêm để tránh phi cơ, phi pháo của địch. Lực lượng du kíchphải đắp công sự, đào chiến hào, cắm hàng vạn cây chông sẵn sàng đối phó khiđịch đánh vào. Các má, các chị trong lực lượng đấu tranh chính trị được phâncông bằng nhiều hình thức vận động binh lính trong các đồn không bắn phá để bàcon xây dựng đền thờ Cụ Hồ.

Phải mất11 tháng xây dựng, đến ngày 26-1-1971 (tức 30 Tết âm lịch năm 1971) ngôi Đền -một căn nhà chỉ 16m2, khung gỗ, mái lợp lá được hoàn thành. 5 giờ chiều hôm ấy, hơn500 đồng bào, chiến sĩ, các tổ chức của thị xã và một số đơn vị của tỉnh TràVinh vui mừng làm lễ khánh thành Đền thờ Bác Hồ. Đại diện Tỉnh ủy, Thị uỷ vàquân dân Long Đức lần lượt thắp nén hương thơm thành kính tưởng nhớ Bác. Mọingười xúc dộng bồi hồi nghe đồng chí Bí thư Thị ủy đọc lời di chúc thiêng liêngcủa Bác, cùng thầm hứa sẽ quyết tâm thực hiện cho kỳ được điều mong muốn củaNgười “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.


ADQuảng cáo

Đoàn công tác tỉnh Đắk Nôngthămviếng Đền thờ Bác Hồ ở Trà Vinh


Đền thờ Bác là niềm tự hào của nhân dânTrà Vinh và Tết Nguyên đán năm 1971 là cái tết đầy ý nghĩa của quân dân nơiđây. Chỉ đến ngày mùng bảy Tết đã có hơn 10.000 lượt đồng bào từ các vùng giảiphóng, vùng tranh chấp, vùng bình định của giặc đã đến Đền viếng Bác.


Khí thế cách mạng càng dâng cao khi Đềnthờ Bác được dựng lên. Địch lo lắng tìm cách đối phó, chúng mở nhiều đợt cànquyét, đánh phá nhưng luôn bị sức mạnh quần chúng và lực lượng du kích chốngtrả quyết liệt. Ngày 10-3-1971 địch mở đợt càn lớn với một tiểu đoàn chủ lực vànhiều cảnh sát dã chiến có sự yểm trợ của pháo binh, phi cơ, tàu chiến. Trướcsự chống trả quyết liệt của lực lượng bảo vệ Đền, nhiều tên địch phải đền tội.Nhưng do quá chênh lệch về lực lượng và khí tài nên đến 3 giờ chiều cùng ngày,địch đã tiếp cận được ngôi đền và cho một toán lính vào đốt Đền. Chị Hà ThịVĩnh Bình, hướng dẫn viên Khu di tích Đền thờ Bác Hồ cho biết: Bọn địch vào đốtĐền thờ Bác, nhưng trước khi đốt đã có người trong bọn chúng giấu ảnh Bác đi vàsau đó đem về dinh tỉnh trưởng. Đội quân “tóc dài” đã đấu tranh quyết liệt buộcchúng phải trả lại ảnh Bác cho ta. Sau đó vài hôm, ta lại nhận được một lá thưvà 500.000 đồng do một lính Ngụy bí mật chuyển tới. Nội dung lá thư: “Vì bị bắtbuộc tôi phải tham dự làm chuyện đại nghịch này. Tôi rất hối hận. Xin gửilại chư vị một ít tiền cúng vào việc trùng tu đền thờ Cụ Hồ”.

Biết tin Đền thờ Bác Hồ bị đốt, nhân dânta rất căm phẫn và tiếp tục đóng góp công sức và của cải, bất chấp hiểm nguychờ đêm đến là tập trung xây dựng lại đền. Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng đếnngày 29 Tết năm1972, Đền thờ Bác xây dựng lần thứ hai được hoàn thành trongniềm hân hoan của quân dân Trà Vinh. Và để có tấm ảnh Bác để thờ, Ban chỉ huyđã giao cho họa sĩ Phong Ba vẽ chân dung Bác. Rất vinh dự nhưng họa sĩ Phong Bavô cùng lo lắng vì chưa một lần được gặp Bác, cũng không có tấm hình mẫu củaBác. Biết chuyện này, đồng chí Tư Kol, Ủy viên Ban Tuyên huấn tỉnh đã mangđến cho họa sĩ tấm ảnh chân dung của Bác mà đồng chí đã cất kỹ từ ngày đầu tậpkết ra Bắc.

Anh Tư Huy, người đã nhiều năm lăn lộn ởvùng đất phương Nam còn cho biết thêm: Sau khi Bác mất, ở miền Tây Nam bộ có 3ngôi đền được xây dựng để thờ Bác ở Kiên Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh. Nhưng chỉcó Đền thờ Bác ở Trà Vinh là được bảo vệ, tôn tạo còn nguyên vẹn cho đến ngàygiải phóng. Ý chí và tấm lòng của bà con, nhân dân Trà Vinh đối với cách mạngvà Bác Hồ kính yêu rất đáng vô cùng cảm phục.

Đền thờ Bác Hồ ở Trà Vinh đã được tôn tạotrở thành di tích lịch sử văn hóa. Theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng bộ,chính quyền tỉnh Trà Vinh đã đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích trên diệntích 7ha. Hàng năm, đã có trên 50.000 lượt khách trong và ngoài nước đến viếngthăm. Trong các dịp lễ hội, Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh đều về thắp hươngtưởng nhớ Bác và báo công lên Người. Đền thờ Bác Hồ là biểu tượng bất diệt, làtấm lòng sắt son của nhân dân Trà Vinh cũng như của mọi người con đất Việt đốivới Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị Cha già của dân tộc.

Bài, ảnh:Hồng Hải

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đền thờ Bác Hồ - biểu tượng của tấm lòng người dân Trà Vinh với Bác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO