Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số

22/02/2024 17:39

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số.

ADQuảng cáo

Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số- Ảnh 1.

Tiêu chuẩn, điều kiện chung

Theo dự thảo, tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số là:

1- Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức).

2- Có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh viên chức xét thăng hạng.

3- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và cử viên chức xét thăng hạng.

Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng bác sĩ, dược sỹ cao cấp

Dự thảo nêu rõ, viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I); Y tế công cộng cao cấp (hạng I); Dược sĩ cao cấp (hạng I) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện chung và đáp ứng các điều kiện sau: Có 03 năm công tác liền kề hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II đạt một trong các thành tích khoa học: 1- Có ít nhất nhất 03 công trình nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn công tác ở các lĩnh vực: chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu; tác giả của sáng kiến cải tiến kỹ thuật về lĩnh vực chuyên môn công tác được áp dụng có hiệu quả vào hoạt động của đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận; biên soạn sách về lĩnh vực chuyên môn công tác đã được xuất bản. 2- Chủ trì 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh trở lên được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng bác sĩ, dược sỹ chính

Theo dự thảo, viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II); Y tế công cộng chính (hạng II); Dược sĩ chính (hạng II), Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện chung và đáp ứng các điều kiện sau: Có 03 năm công tác liền kề hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III có ít nhất nhất 02 công trình nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn công tác ở các lĩnh vực: chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu; tác giả của sáng kiến cải tiến kỹ thuật về lĩnh vực chuyên môn công tác được áp dụng có hiệu quả vào hoạt động của đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận; biên soạn sách về lĩnh vực chuyên môn công tác đã được xuất bản.

ADQuảng cáo

Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

1. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;

b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;

d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.

Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

2. Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


ADQuảng cáo
Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-xuat-tieu-chuan-xet-thang-hang-vien-chuc-chuyen-nganh-y-duoc-dan-so-119240222160346452.htm
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO