Theo Hội Nông dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội(BHXH) tỉnh, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh chỉ mới có 381 người tham gia muasổ BHXH tự nguyện, trong đó năm 2008 chỉ 15 người, năm 2009 có 158 người và năm2010 có 208 người. Đối với BHYT tự nguyện có cao hơn nhưng vẫn rất thấp so vớitổng số dân toàn tỉnh. Tính từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh cũng mới chỉ có15.166 người mua thẻ BHYT tự nguyện.
Chính sách về BHXH, BHYT tự nguyện đượcxem là một trong những chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng, Nhà nước. BHXHvà BHYT tự nguyện có thể xem là “cánh cửa mở” đối với lao động tự do, trong đócó đông đảo nông dân nhằm phần nào giải quyết “mối lo” lớn nhất của họ đó làđảm bảo cuộc sống lúc tuổi đã cao và không còn khả năng lao động. Thế nhưng, đểtham gia được với loại hình bảo hiểm này, nhiều nông dân đã phải đắn đo vì thựctế điều kiện kinh tế gia đình chưa “cho phép”! Bởi hiện nay, phần lớn cuộc sốngcủa nông dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó thu nhập ở lĩnhvực này còn thấp, nhất là đối với bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn. Những khoản như chi phí đầu tư cho sản xuất cao, nuôi con ăn học tốn kém,mùa màng khi được mùa thì mất giá, khi được giá lại mất mùa nên rất bấp bênh…đã ảnh hưởng đến đời sống của nhà nông. Do đó, việc mua bảo hiểm là một trongnhững quyết định khó khăn đối với nhiều nông dân, dù mỗi tháng nếu tham gia ởmức tối thiểu chỉ mất khoảng 100.000 đồng/người đối với BHXH tự nguyện. Bêncạnh đó thì các quyền lợi mà người mua bảo hiểm này được hưởng còn ít. Hiệnnay, BHXH tự nguyện mới chỉ đảm bảo hai quyền cho người mua đó là chế độ hưutrí và tuất, nếu so với BHXH bắt buộc thì thiệt tới 3 quyền lợi và cách tínhchế độ còn những bất cập. Còn đối với BHYT, tuy nông dân được hưởng nhiều quyềnlợi nhưng dịch vụ khám, chữa bệnh hiện nay vẫn còn những hạn chế như cơ sở vậtchất và trình độ chuyên môn ở tuyến cơ sở chưa được nâng cao; một số qui địnhvẫn chưa thực sự tiện lợi cho người tham gia…
Khi cuộc sống còn nhiều khó khăn thì người dân lao động tự do rất khótham gia BHXH và BHYT tự nguyện |
Tuy vậy, BHXH, BHYT tự nguyện cũng đemlại nhiều lợi ích đối với người có điều kiện kinh tế để tham gia, những ngườisức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm và mắc các bệnh hiểm nghèo… Nhằm vận độngnông dân trong độ tuổi mua BHXH và BHYT tự nguyện để được hưởng chính sách ưuđãi về an sinh xã hội của Nhà nước đã qui định, trong thời gian qua Hội Nôngdân tỉnh và BHXH tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhậnthức cũng như xây dựng phương hướng thu hút người dân tham gia. Hội và BHXH đãđẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức cộng đồng,phát huy tinh thần tương thân tương ái “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.Đến nay, trên 8 huyện, thị xã, Hội Nông dân tỉnh đã chọn 1 xã làm điểm để triểnkhai 2 loại hình bảo hiểm này. Toàn tỉnh đã mở được 56 đại lý do Hội Nông dânquản lý. Các huyện, thị cũng đã phối hợp với BHXH các huyện, thị xã phát 12.000tờ rơi, 1.000 bản tài liệu cho mọi người và bước đầu nông dân đã tiếp cận vớiloại hình bảo hiểm mang tính nhân văn này.
Hướng đến chủ trương toàn dân tham giabảo hiểm vào năm 2014, Hội Nông dân tỉnh và BHXH đã xây dựng kế hoạch pháttriển số lượng người tham gia bảo hiểm từ năm 2010 đến năm 2014. Theo đó, haicơ quan cũng đã xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn và bướcđầu hình thành đội ngũ mạng lưới cộng tác viên làm công tác thu bảo hiểm tựnguyện cho nông dân ở các thôn, buôn, bon. Đồng thời, các cơ quan cũng có nhữngđề nghị Đảng, Nhà nước cần xây dựng bổ sung chính sách về BHXH tự nguyện vàBHYT tự nguyện cho phù hợp với thu nhập của nông dân từng vùng theo đặc thùriêng như vùng đồng bằng, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn… chứ không nên chỉxây dựng 2 vùng thành thị và nông dân như hiện nay; tăng cường sự phối hợp vớingành Y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh để đạt kết quả hơn.
Bài, ảnh: Phan Đinh