Mẹo vặt

Đề án chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hùng Cường 20/03/2024 09:20

Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo về đề án tuyển sinh năm 2024. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là 2.400 chỉ tiêu; trong đó, 2.050 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy cấp bằng đại học thứ nhất và 350 chỉ tiêu đại học chính quy cấp bằng đại học thứ hai.

ADQuảng cáo

Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Năm nay, trường dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu cho 32 chuyên ngành, được chia thành 4 nhóm ngành: Báo chí, ngành Lịch sử, ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế và các ngành khác.

Năm nay, Học viện giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm trước, bao gồm: Xét học bạ (dự kiến 15% chỉ tiêu); xét tuyển kết hợp (dự kiến 15% chỉ tiêu); xét điểm thi tốt nghiệp THPT (70%).

Đề án tuyển sinh năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1. Tên cơ sở đào tạo: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng tên giao dịch quốc tế là Academy of Journalism and Communication (viết tắt là AJC).

2. Mã trường: HBT

3. Địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu): 36 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

4. Địa chỉ trang thông tin điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

- Trang thông tin chung: https://ajc.hcma.vn/

- Trang thông tin tuyển sinh: https://daotaoajc.edu.vn

5. Số điện thoại liên hệ tuyển sinh: (+84) 0243.754963

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 2.400 chỉ tiêu năm 2024

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến: 2.400 sinh viên

Danh mục các chương trình đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024

Các chương trình đào tạo của trường được chia thành 4 nhóm.

Nhóm 1: Ngành Báo chí, gồm các chuyên ngành: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử.

Nhóm 2 gồm các ngành:

- Ngành Triết học.

- Ngành Kinh tế chính trị.

- Ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.

- Ngành Chính trị học, gồm 4 chuyên ngành: Công tác tư tưởng - văn hóa; Chính trị phát triển; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Truyền thông chính sách.

- Ngành Quản lý công.

- Ngành Quản lý nhà nước.

- Ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

- Ngành Công tác xã hội.

- Ngành Xã hội học.

- Ngành Xuất bản, gồm 2 chuyên ngành: Biên tập xuất bản, Xuất bản điện tử. - Ngành Truyền thông đại chúng.

- Ngành Truyền thông đa phương tiện.

Nhóm 3: Ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

ADQuảng cáo

Nhóm 4 gồm các ngành:

- Ngành Quan hệ quốc tế, gồm 3 chuyên ngành: Thông tin đối ngoại; Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế; Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu.

- Ngành Truyền thông quốc tế.

- Ngành Quan hệ công chúng, gồm 2 chuyên ngành: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp; Truyền thông marketing.

- Ngành Quảng cáo.

- Ngành Ngôn ngữ Anh.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phương thức tuyển sinh

Nhà trường giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm 2023. Cụ thể: Xét học bạ (dự kiến chiếm 15% chỉ tiêu), xét tuyển kết hợp (dự kiến chiếm 15% chỉ tiêu), xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (dự kiến chiếm 70% chỉ tiêu).

1. Xét học bạ (dự kiến 15% chỉ tiêu)

- Nhóm ngành Báo chí: Điểm xét tuyển = (A + B*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

- Các ngành nhóm 2: Điểm xét tuyển = A + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

- Nhóm 3 ngành Lịch sử: Điểm xét tuyển = (A + C*2)/3 + Điểm ưu tiên khuyến khích (nếu có).

- Các ngành nhóm 4: Điểm xét tuyển = (A + D*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

Trong đó:

A = Điểm TBC 5 học kỳ THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).

B = Điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).

C = Điểm TBC 5 học kỳ môn Lịch sử THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).

D = Điểm TBC 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).

Nếu điểm TBC dưới 7.5 điểm ưu tiên được xác định thông thường theo Đề án tuyển sinh. Nếu điểm TBC từ 7.5 trở lên điểm ưu tiêu được xác định như sau:

Điểm ưu tiên = [(10 - điểm TBC)/2.5] x tổng điểm ưu tiên

2. Xét tuyển kết hợp (dự kiến 15% chỉ tiêu)

Áp dụng đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, chứng chỉ SAT tối thiểu 1200/1600, điểm TBC học tập của 5 học kỳ bậc THPT từ 7,0 trở lên, hạnh kiểm của bậc THPT xếp loại Tốt (không tính học kỳ II năm lớp 12).

Thí sinh xét tuyển các chương trình đào tạo trong nhóm 1: Ngành Báo chí điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt tối thiểu 7,0 trở lên. Thí sinh xét tuyển các chương trình đào tạo trong nhóm ngành 4, ngành Xã hội học, ngành Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản trong nhóm ngành 2 điểm TBC học tập 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt tối thiểu 7,0 trở lên.

3. Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến 70% chỉ tiêu)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền chấp nhận quy đổi điểm môn tiếng Anh đối với những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh và được quy định mức quy đổi cụ thể. Điểm tiếng Anh quy đổi sẽ được kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT thành tổ hợp môn xét tuyển. Phương thức xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT gồm các tổ hợp môn xét tuyển như sau:

Lưu ý: Thí sinh đăng ký quy đổi điểm tiếng Anh bắt buộc gửi chứng chỉ tiếng Anh về Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời hạn quy định để Học viện tiến hành quy đổi điểm tương ứng phục vụ xét tuyển.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề án chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO