Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ”: Hướng đến mục bảo tồn bền vững

08/09/2011 09:01

Theo kế hoạch, trong năm nay, UBND tỉnh sẽ tiếp tục phân bổ trên 1,4 tỷ đồng để ngành văn hóa triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ” giai đoạn 2010-2015...

ADQuảng cáo

Theo kế hoạch, trong năm nay, UBND tỉnhsẽ tiếp tục phân bổ trên 1,4 tỷ đồng để ngành văn hóa triển khai thực hiện Đềán “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ” giaiđoạn 2010-2015. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã xâydựng kế hoạch thực hiện, trong đó chú trọng tổ chức một số hoạt động như: ngàyhội văn hóa ở cấp huyện, thị xã; mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng; nângcao năng lực nghệ nhân; tập huấn cho già làng, trưởng thôn, bon về phương pháptuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa dân gian tại cộng đồng; mua sắmcồng chiêng trang bị cho các bon, buôn đồng bào các dân tộc tại chỗ… Với việctriển khai đề án này đã và đang được các địa phương hưởng ứng và thực hiện theohướng đồng bộ, mang tính bền vững.



Hội thi nấu ăn giữa cácbon kết nghĩa ở bon Bu P’răng, xã Đắk N’Drung (Đắk Song). Ảnh: Ngọc Tâm


Về việc bảo tồn các lễ hội, đề án đã đưara 28 lễ hội tiêu biểu của đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ và Ê đê, để các địaphương căn cứ theo đó khôi phục, bảo tồn. Trước khi tổ chức lễ hội ở cơ sở,Phòng Văn hóa - Thông tin và chính quyền các địa phương đã tham khảo ý kiến củacác già làng bản địa, lựa chọn những lễ hội phù hợp, tiêu biểu nhất để tiếnhành khôi phục, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân. Đơn cử nhưtrong năm 2010, thị xã Gia Nghĩa đã lựa chọn lễ nghi “Đám cưới theo phong tục”để bảo tồn. Trong điều kiện đời sống của thanh niên ở các bon đồng bào dân tộcngày càng hiện đại hóa thì “đám cưới theo phong tục” với nhiều truyền thống đậmnét nhân văn rất có ý nghĩa nên việc khôi phục lại hoạt động này đã được đôngđảo người dân hưởng ứng. Huyện Đắk Glong thì lựa chọn “Lễ cúng thần rừng”, mộtlễ nghi cổ xưa, có tính giáo dục cao để nâng cao ý thức bảo vệ và chăm sóc rừngcủa bà con… Trong năm nay, Sở VH-TT&DL tiếp tục chuyển kinh phí để cáchuyện: Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song và thị xã Gia Nghĩa tổ chức các lễ hội tiêubiểu tương tự nhưng có tính cộng đồng và qui mô hơn nhằm tiến tới việc tổ chứcNgày hội Văn hóa các dân tộc toàn tỉnh.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Đối với các lớp truyền dạy cồng chiêng,so với giai đoạn 2006-2010 thì đề án mới cũng không có nhiều khác biệt. Đốitượng cũng là thanh, thiếu niên tại các bon, buôn, các nghệ nhân truyền dạycũng là những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm sống tại bon đó. Tuy nhiên, nétmới ở đây là sau khi tổ chức lớp, nghệ nhân và đối tượng được truyền dạy chủđộng chọn lựa thời gian thích hợp. Sau khi hoàn thành khóa học, Sở VH-TT&DLchỉ đảm nhận việc kiểm tra, nếu đạt sẽ cấp giấy chứng nhận cho học viên, chưađạt thì tiếp tục việc truyền dạy. Để tránh tình trạng người được truyền dạycồng chiêng học xong bỏ đó, không luyện tập, ngoài việc khuyến khích các địaphương thành lập các câu lạc bộ cồng chiêng thì ngành văn hóa cũng chú trọngvào việc nâng cao năng lực nghệ nhân. Việc nâng cao năng lực nghệ nhân, nhữnghạt nhân về công tác bảo tồn ở bon làng sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệmcủa họ trong việc bảo tồn văn hóa dân gian ở cơ sở. Có như vậy, thế hệ trẻ mới“thấm” được ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng.



Đồng bàoM’nông bon Sêrê Ú, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) chuẩn bị nghi lễ đón rể trong đámcưới theo phong tục


Theo Sở VH-TT&DL thì đến nay, việctriển khai đề án diễn ra khá thuận lợi và đúng lộ trình, kế hoạch. Tuy nhiên,việc trang bị cồng chiêng cho những bon, buôn chưa có cồng chiêng hiện chưa thểthực hiện. Theo kế hoạch, trong năm nay, Sở VH-TT&DL sẽ dành 550 triệu đồngđể mua khoảng 20 bộ chiêng và 5 bộ cồng (Goong) trang bị cho những bon, buôncòn thiếu và chưa có cồng chiêng ở các huyện; nhưng vì triển khai thực hiệntinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ nên việc này đang bị trì hoãn. Do tínhcấp bách, cần thiết của công tác bảo tồn, Sở VH-TT&DL tỉnh đã lập tờ trìnhđề nghị Sở Tài chính xem xét để UBND tỉnh giải ngân số kinh phí trên. Theo ôngTô Đình Tuấn, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh thì đối với đồng bào dân tộc tạichỗ, cồng chiêng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Mọi lễnghi, lễ hội đều không thể thiếu tiếng chiêng. Nếu không giải quyết được vướngmắc này đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu đề ra trong lộtrình của đề án.

Bài, ảnh:Hoàng Thanh


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ”: Hướng đến mục bảo tồn bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO