Đề án bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ: Đang hướng về cơ sở

26/11/2010 14:50

Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ”, giai đoạn 2010 - 2015, đã và đang được ngành văn hóa triển khai và chủ động hướng về cơ sở...

ADQuảng cáo

Đề án“Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ”, giaiđoạn 2010 - 2015, đã và đang được ngành văn hóa triển khai và chủ động hướng vềcơ sở. Với cách thực hiện này, bước đầu đã nâng cao và phát huy được ý thức bảotồn văn hóa dân gian của đồng bào. Đám cưới theo phong tục ở bon S’rê Ú, xã ĐắkNia (Gia Nghĩa) và Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc tại chỗ huyện Tuy Đức năm2010 là một minh chứng.


Cô dâu được bà mối dẫn vào ra mắt họ nhà trai

Trong hai ngày 10 và 11 vừa qua thực sựlà ngày vui của bà con S’rê Ú, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) bởi đã rất lâu rồi bà conmới được tham dự một đám cưới tổ chức theo đúng lễ nghi dân tộc mình. Chuyệntrăm năm của đôi bạn trẻ H’Doan và K’Ngổ đã được tổ chức theo đúng phong tụccủa người M’nông. Mọi nghi lễ và những lễ vật được thực hiện theo luật tục. Lễcưới được tổ chức tại cả nhà trai và nhà gái. Khi tiến hành hôn lễ, nhà trai đilễ nhà gái gồm heo và rượu, sau đó tiến hành một số lễ nghi của địa phương. Saukhi tiến hành những nghi thức cần thiết tại cả nhà trai lẫn nhà gái, bà controng bon tới gióng chiêng chúc mừng hạnh phúc, cùng ăn uống, chuyện trò. Trongtiếng chiêng rộn rã, cô dâu và chú rể còn được những người thân trong gia đìnhdặn dò và khuyên răn nhiều điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm trong cuộc sốngvợ chồng, đối nhân xử thế… Ông Lê Văn Hùng, Phó trưởng phòng Văn hóa –Thông tinthị xã Gia Nghĩa, đơn vị hỗ trợ hai gia đình tổ chức đám cưới theo phong tụccho biết: “Đối với đồng bào dân tộc M’Nông thì lễ cưới là một trong những nghilễ quan trọng trong hệ thống nghi lễ vòng đời. Tuy nhiên, trong những năm vừaqua, địa phương chỉ chú trọng vào việc bảo tồn những lễ hội có tính cộng đồngnhư bảo tồn cồng chiêng mà chưa có điều kiện để bảo tồn lễ cưới theo phong tụccủa đồng bào. Trước thực tế hiện nay, ngày càng nhiều thanh niên nam nữ M’nôngcưới nhau đã không còn theo lễ nghi truyền thống của dân tộc mình nữa, nguy cơlễ nghi này bị mai một là điều nhìn thấy trước. Vì vậy, nhằm gìn giữ những nétđặc sắc trong lễ cưới của người M’nông và bảo tồn, phát huy những giá trị vănhóa dân gian đặc sắc của đồng bào, chúng tôi đã hỏi các già làng và những nhàchuyên môn để thực hiện lễ cưới này. Ngoài việc hỗ trợ về kinh phí, chúng tôikhông hề… “đạo diễn” mà để đồng bào tự làm”. Tham dự lễ cưới của đôi bạn trẻH’Doan và K’Ngổ, chúng tôi nhận thấy bà con trong bon tới rất đông để vừa thamdự vừa giúp đỡ gia đình mọi việc. Ngoài các lễ nghi, trang phục, ngay cả bànghế đón khách, tiếp khách cũng được bà con làm bằng những cây lồ ô, trông thậtđơn sơ, mộc mạc nhưng cũng rất thân quen.

Tiết mục dân ca, dân vũ và tái hiện lễ mừng mùa của các nghệ nhân xãĐắk Ngo (Tuy Đức)

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Trong không khí vui tươi, già làng YLăng, bon S’rê Ú cho biết: “Đã lâu lắm rồi chúng tôimới có một đám cưới theo phong tục của dân tộc mình, cảm ơn chính quyền đã quantâm, giúp đỡ bà con nhiều trong công tác khôi phục, bảo tồn lễ nghi dân gian.Bản thân tôi sẽ vận động các gia đình giữ gìn phong tục tốt đẹp này”. Cùng mộtniềm vui, chị H’Lanh, một phụ nữ đã lập gia đình thì không nén được cảm xúc tâmsự: “Trước đây đám cưới của mình cũng tổ chức một cách khá hiện đại như nhiềuđám cưới khác của thanh niên trong bon, những nghi lễ theo phong tục như đámcưới này không có, bây giờ được chứng kiến, mình cảm thấy rất hay”. Còn H’ Mai,một cô gái chưa lập gia đình thì quả quyết: “Có lẽ sau này… cưới chồng em cũngsẽ tổ chức đám cưới theo phong tục như H’Doan và K’Ngổ”.

Cũng nằm trong khuôn khổ triển khai Đềán, trong hai ngày 18 và 19-11, UBND huyện Tuy Đức đã tổ chức thành công ngàyhội văn hóa thể thao các dân tộc tại chỗ. Đây là lần thứ 2 địa phương tổ chứcmột ngày hội dân gian có qui mô. Về tham dự có 6 đoàn, với trên 100 nghệ nhân,vận động viên đến từ các xã trên địa bàn. Các đoàn nghệ nhân đã đem tới ngàyhội với rực rỡ sắc màu văn hóa. Ngoài những bộ trang phục truyền thống, cácđoàn đã dựng nêu, thi dân ca dân vũ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt tạingày hội lần này, mỗi đoàn nghệ nhân đều tái hiện một nghi lễ dân gian như: lễmừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ ăm cơm mới, lễ cúng mừng sức khỏe… của dân tộcM’nông. Tham dự ngày hội lần này có rất nhiều nghệ nhân dân gian M’nông caotuổi. Họ tham dự ngày hội với tất cả lòng nhiệt tình của mình. Tại nơi đoànđóng trại, người thì chỉ cho thanh niên cách dựng cây nêu, người thì uốn nắnđiệu múa cho các cô gái… không khí thực sự như được tổ chức ngay tại bon làngcủa mình. Ở phần thi thể thao, mặc dù thời tiết rất xấu, mưa to nhưng các vậnđộng viên thể thao dân tộc cũng luôn thi đấu hết mình, nơi đâu cũng rộn rãtiếng cười vui vẻ. Nghệ nhân Điểu Jăng ở xã Đắk Búk So tâm sự: “Đây là dịp đểchúng tôi truyền lại kinh nghiệm lễ nghi truyền thống của đồng bào mình cho concháu”. Theo ông Phan Xuân Thạch, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện, Phó Bantổ chức ngày hội thì Tuy Đức đang cố gắng hướng công tác bảo tồn đi vào bề rộnglẫn chiều sâu. Những năm trước, cồng chiêng được chú trọng nhưng thời gian tớichúng tôi sẽ chú trọng vào tất cả các giá trị văn hóa dân gian của bà con.Thông qua những dịp như thế này, bà con ngày càng có ý thức hơn trong việc bảotồn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Đó cũngchính là mục đích mà chúng tôi mong muốn.

Bài, ảnh: Hoàng Thanh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề án bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ: Đang hướng về cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO