Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND

ĐBQH Đắk Nông Dương Khắc Mai góp ý dự thảo Luật Phòng chống mua bán người

Đ. Diệu 22/10/2024 17:13

Chiều 22/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, Chống mua bán người (sửa đổi).

Tham gia thảo luận về dự án luật, đại biểu Dương Khắc Mai, Phó trưởng đoàn Chuyên trách, Đoàn ĐBQH Đắk Nông cơ bản tán thành với sự cần thiết, mục đích, quan điểm sửa đổi và nội dung cơ bản của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Tuy nhiên, cần chỉnh sửa một số nội dung, câu từ nhằm bảo đảm tính chặt chẽ, thực thi của luật.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng 22/10
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 22/10

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, tại khoản 4, Điều 2 của dự thảo giải thích “Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”. Qua rà soát, tại khoản 2, Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác đã có khái niệm này. Do đó, đề nghị bỏ khoản này để bảo đảm tính thống nhất, tránh quy định trùng lắp trong hệ thống pháp luật.

z5956194287414_f1644e2cf1abec62cf4b28fd355ee8b5.jpg
Đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách, Đoàn ĐBQH Đắk Nông cơ bản tán thành với sự cần thiết, mục đích, quan điểm sửa đổi và nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Tại khoản 1, Điều 4 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người quy định: “Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới”.

Cụm từ “làm trung tâm” chưa thực sự khoa học, rõ nghĩa. Đại biểu đề nghị quy định theo hướng bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Có thể thấy, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân chưa chắc đã là nạn nhân (trường hợp cố ý vượt biên trái phép nhưng báo tin là bị bắt cóc, lừa gạt sang biên giới… để nhận trợ giúp). Khi xác minh hoàn thành, ngoài việc bảo đảm các quyền và lợi ích phải tách bạch xử lý hành vi vi phạm trước đó hoặc áp dụng phương án hỗ trợ khác.

Tại Điều 33 của dự thảo luật về giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân và thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân, đại biểu Dương Khắc Mai cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện và được lưu trong hồ sơ của các cơ quan này. Do đó, khi giấy tờ bị mất, thất lạc và trong trường hợp có yêu cầu đều sẽ được cấp lại, tương tự việc cấp lại thẻ căn cước, giấy phép lái xe. Tuy nhiên, để có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, bên cạnh việc quy định cấp giấy xác nhận là nạn nhân thì cần bổ sung quy định việc cấp lại giấy xác nhận.

    Nổi bật
        Mới nhất
        ĐBQH Đắk Nông Dương Khắc Mai góp ý dự thảo Luật Phòng chống mua bán người
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO