Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND

ĐBQH Đắk Nông: Cần thể hiện rõ nét hơn chủ trương khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Đức Diệu 26/10/2023 11:04

Bước vào ngày làm việc thứ 4, sáng 26/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường về những vấn đề còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Tham gia thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn ĐBQH Đắk Nông thống nhất với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

26_10-dai-bieu-tran-thi-thu-hang(1).jpg
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng: Cơ quan soạn thảo cần thuyết minh làm rõ vấn đề này, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, tránh chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện việc quy hoạch tỉnh, thành phố Ảnh: Lệ Quyên

Để hoàn thiện dự án Luật, đại biểu Trần Thị Thu Hằng tiếp tục đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung nội dung quy định về thời điểm lập hồ sơ khai thác, sử dụng tài nguyên nước so với thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý khác có liên quan; đồng thời tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung vào các điều khoản trong Luật để thể hiện rõ nét hơn chủ trương kinh tế hóa việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bám sát cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ quan soạn thảo bổ sung đầy đủ đánh giá tác động đối với các chính sách mới và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, tại khoản 5, Điều 5 quy định về Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung cụm từ “nguồn nước dưới đất” và điều chỉnh như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, điều chỉnh, ban hành danh mục nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất nội tỉnh”.

Tại khoản 2 Điều 23 dự thảo Luật, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét không đưa “hồ thủy lợi” vào mục a, khoản 2 Điều 23 về lập hành lang bảo vệ nguồn nước, vì công trình thủy lợi đang thực hiện theo quy định tại Luật Thủy lợi và các nghị định, thông tư có liên quan.

26_10-toan-canh-phien-hop(1).jpg
Thường vụ QH điều hành phiên họp sáng 26/10

Điều 24 quy định về “Dòng chảy tối thiểu”, đây là nội dung quy định mới so với Luật Tài Nguyên nước năm 2012. Trong đó, tại khoản 2, Điều 24 có quy định “Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu đập, hồ chứa là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định phê duyệt các nhiệm vụ.

Tuy nhiên, trong toàn bộ nội dung dự thảo Luật không quy định về cách thức, tiêu chuẩn để xác định dòng chảy tối thiểu; không quy định về thời gian nào thực hiện, thực hiện trong bao lâu và thời điểm nào để công bố. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định tổ chức, cá nhân là chủ hồ chứa, đập dâng phải thực hiện việc xác định dòng chảy tối thiểu đề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố dòng chảy. Vậy, cơ sở pháp lý nào để thực hiện việc xác định dòng chảy tối thiểu?. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần thuyết minh làm rõ vấn đề này, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, tránh chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện việc quy hoạch tỉnh, thành phố.

Điều 38 quy định về quy trình về vận hành đập, hồ chứa, liên hồ chứa, đại biểu Trần Thị Thu Hằng đề nghị cơ quan soạn thảo không đưa khoản 4, khoản 7 Điều 38 vào dự thảo Luật, vì nội dung này đã được quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 Luật Thủy lợi 2018 và Điều 11 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ.

    Nổi bật

        Mới nhất
        ĐBQH Đắk Nông: Cần thể hiện rõ nét hơn chủ trương khai thác, sử dụng tài nguyên nước
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO