Theo Trung tá Lê Vinh Quy, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh thì lượng án cũng như đối tượng phạm pháp hình sự do mâu thuẫn gia đình, cá nhân thời gian qua không chỉ gia tăng về số lượng mà còn diễn biến rất phức tạp...
Theo Trung tá Lê Vinh Quy, Trưởng PhòngCảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh thì lượng áncũng như đối tượng phạm pháp hình sự do mâu thuẫn gia đình, cá nhân thời gianqua không chỉ gia tăng về số lượng mà còn diễn biến rất phức tạp. Riêng trongnăm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 743 vụ phạm pháp hình sự. Nhiều vụán đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra như chồng giết vợ, cha con, hàng xóm giếtnhau chỉ vì những mâu thuẫn đơn giản như chấp nhau lời nói, ghen tuông, tranhchấp đất đai… Ngoài sự thiếu hiểu biết hoặc không chấp hành pháp luật, coithường tính mạng, sức khỏe người khác của các đối tượng phạm tội thì nguyênnhân sâu xa của tình trạng trên một phần là do sự thiếu quan tâm của các tổchức đoàn thể, chính quyền, gia đình và dòng họ trong vấn đề nắm bắt mâu thuẫnđể hòa giải. Điều chắc chắn là nếu các địa phương làm tốt hơn nữa công tác hòagiải ngay từ cơ sở sẽ góp phần không nhỏ trong việc kiềm chế sự gia tăng củaloại tội phạm này.
Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôiđược biết, quả thật như vậy, không ít sự việc mâu thuẫn gia đình đã được “hóagiải” kịp thời nên đã ngăn chặn được, không để xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Điểnhình như trường hợp chị H(xin được giấutên), ở xã Trường Xuân (Đắk Song) trước đây thường bị chồng ghen tuông, vô cớchửi bới, đánh đập. Vì muốn giữ tổ ấm gia đình, thể diện cho chồng con mà chị phảinhẫn nhục cam chịu trong nhiều năm liền. Chị H cam chịu đã đành, nhưng sự việctrên xảy ra nhiều năm mà không có một tổ chức nào vào cuộc can thiệp, hòa giải.Đến khi không thể chịu đựng hơn được nữa, chị mới chủ động báo với chính quyềnxã về hoàn cảnh của mình. Khi biết sự việc, ban hòa giải của xã đã xuống tậnnhà tìm hiểu hoàn cảnh, giải thích hành vi sai trái cho người chồng nghe; đồngthời bắt chồng chị H phải viết cam kết không đánh vợ nữa, nếu tái phạm sẽ bị ápdụng hình thức cách ly, xử lý theo pháp luật. Sau khi được giải thích, răn đe,chồng chị H đã hiểu ra và bỏ dần thói ghen tuông, đánh đập vợ.
Có thể nói, hiện nay, ở mỗi xã, phường,thị trấn đến các thôn, bon đều đã có tổ, ban hòa giải, gọi chung là tổ hòa giảicơ sở. Bộ phận này có chức năng nắm bắt kịp thời những mâu thuẫn, xung độttrong cá nhân, gia đình để tuyên truyền, vận động, tiến tới giải quyết theohướng tự nguyện giảng hòa. Công việc này đòi hỏi người trực tiếp đảm nhận phảithực sự có tâm huyết, nhiệt tình và gần gũi mọi người để phát hiện, tiếp cậntìm hiểu hoàn cảnh và có hướng giải quyết thích hợp. Tuy nhiên, vì thành phầncủa tổ đa phần là cán bộ kiêm nhiệm nên hoạt động hòa giải ở nhiều địa phươngthời gian qua vẫn chưa thực sự được chú trọng. Mặt khác, nhiều trường hợp, thànhviên trong tổ lại ngại va chạm, sợ bị đối tượng xúc phạm nên thường né tránh,mặc dù biết được sự việc xảy ra trên địa bàn do mình quản lý. Từ đây, vai tròhòa giải cơ sở đang ngày càng mờ nhạt trong cuộc sống người dân. Trong khi đó,xét về góc độ xã hội, hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công táctuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân cũng như phòngngừa phạm pháp. Thực tế cho thấy, nếu ở đơn vị, địa phương nào làm tốt công táchòa giải thì ở đó, tình hình phạm tội do nguyên nhân xã hội sẽ được hạn chế.Bởi vì, hòa giải không nhất thiết là giải quyết sự việc một cách triệt để màcòn có tính giáo dục, định hướng hành vi của đối tượng theo chiều hướng tốthơn. Nếu những trường hợp phức tạp, hòa giải không thành, tổ hòa giải sẽ cótrách nhiệm báo cáo sự việc lên cấp cao hơn hoặc cơ quan chức năng để kịp thờican thiệp. Từ đây, việc nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác hòa giải ởcơ sở là một trong những vấn đề cần được các địa phương quan tâm, góp phần nângcao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân cũng như hạn chế sự gia tăng cácloại tội phạm.
Đức Diệu