Đẩy mạnh chuyển dịch cây trồng, vật nuôi

06/08/2010 09:22

Trong những năm gần đây, huyện Đắk Glong đã có rất nhiều hộ nông dân không chỉ cần mẫn với vườn rẫy, đồng ruộng, mà còn biết áp dụng kỹ thuật canh tác, đưa các loại cây, con giống mới, có giá trị kinh tế vào sản xuất nên đã nhanh chóng trở thành “triệu phú”...

Trong những năm gần đây, huyện Đắk Glongđã có rất nhiều hộ nông dân không chỉ cần mẫn với vườn rẫy, đồng ruộng, mà cònbiết áp dụng kỹ thuật canh tác, đưa các loại cây, con giống mới, có giá trịkinh tế vào sản xuất nên đã nhanh chóng trở thành “triệu phú”. Đằng sau sựthành công của họ có sự giúp sức của các cán bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệphuyện. Với phương châm “nông dân là trung tâm, giáo án là đồng ruộng”, cả cánbộ khuyến nông và nông dân đều “3 cùng” để hợp tác cải tạo đất, xuống giống, mởrộng quy mô sản xuất… Chỉ sau một vài vụ, bà con không những trồng được cácloại cây lương thực, hoa màu mà nhiều gia đình còn mở rộng sản xuất với quy môsản xuất lên hàng chục ha đất trồng cà phê, chanh dây, cao su, vườn rừng đemlại hiệu quả kinh tế cao.


Đoàn cán bộ Liên minh Hợp tác xã tỉnh đi thị sát vườn chanh dây ở xãQuảng Sơn (Đắk Glong)

Trước đây, phần lớn nông dân trên địa bànsản xuất nông nghiệp chủ yếu “nhờ trời”, bởi 6 tháng mùa mưa bà con trồng lúarẫy, trồng sắn còn 6 tháng mùa khô thì chẳng canh tác được gì. Ông Đàm VănMinh, dân tộc Cao Lan ở thôn 3 B, xã Quảng Sơn cho biết: “Khi mới đến đây, dochưa quen với khí hậu, tập quán canh tác nên gia đình tôi rất bỡ ngỡ. Nhưng nhờhướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi đã tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ nơi đâyđể trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, nên trong một vài năm đời sốngcủa gia đình tôi đã dần ổn định”. Ngay từ những năm 2003, ông Minh đã được Ngânhàng Chính sách - Xã hội tạo điều kiện cho vay 10 triệu đồng, cộng với số vốndành dụm của gia đình, ông mua được 1 con bò cái, thuê máy múc trên 2.000 m2ao cá, nuôi trên 60 con gà thả vườn, 30 conngan, mua giống trồng trên 6 sào cà phê và mua phân bón để chăm sóc 2 sào lúanước… Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi từ các tài liệu, sách báo và qua các lớp tậphuấn của Hội nông dân, Trạm khuyến nông, Trạm thú y huyện tổ chức nên ông đãchủ động chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loạicây có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, thời gian qua, ông đã phá bỏ phần lớndiện tích cây điều để trồng cà phê, hồ tiêu, trồng cỏ chăn nuôi… Đến nay, kếtquả sản xuất của gia đình ông Minh được thể hiện qua từng năm như: năm 2007,sau khi trừ chi phí, tổng thu nhập đạt 60 triệu đồng; năm 2008 thu nhập đạt 75triệu đồng và năm 2009 tổng thu đạt 99 triệu đồng. Như vậy, từ nguồn vốn vay ưuđãi của Nhà nước cùng chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địaphương, đời sống của gia đình ông Minh đã dần ổn định và thu nhập năm sau caohơn năm trước. Còn gia đình ông Nguyễn Văn Quyết ở thôn 3, xã Đắk Ha cũng nhờchuyên cần trong sản xuất nông nghiệp kết hợp với kinh doanh tổng hợp đã vươnlên thoát nghèo và làm giàu. Theo ông Quyết thì nhờ chủ trương của Nhà nước vềvốn vay và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương, giađình ông đã có điều kiện trồng được 4 ha cà phê, 2 ha vườn tạp, 1 ha tiêu và 5sào ao cá. Nhờ đầu tư, chăm sóc bài bản nên hàng năm thu nhập của ông Quyết đạttrên 450 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn mạnh dạn đầu tư mở cửa hàng dịch vụ phânbón, vật tư nông nghiệp để kinh doanh. Với hình thức đầu tư ứng trước 50% chonông dân còn lại cuối mùa trả sau, không những giúp việc kinh doanh của giađình ông thêm thuận lợi mà còn tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân phát triểnsản xuất.

Theo ông K’Tiên, Chủ tịch Hội nông dânhuyện thì tưởng chừng phải mất khá nhiều thời gian đồng bào mới thay đổi đượctập quán sản xuất, áp dụng nhuần nhuyễn các quy trình canh tác đơn giản, nhưngđiều đáng mừng là hầu hết nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu sốđều tiếp cận với tiến bộ khoa học rất nhanh chóng. Theo ông Đặng Cảm, Phó PhòngNông nghiệp-PTNT huyện thì phát huy thành quả từ mô hình, dự án chuyển giao chonông dân trong thời gian qua, cùng với các nguồn vốn Ngân hàng chính sách-Xãhội, huyện sẽ tiếp tục vận động bà con tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật,tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất,chất lượng sản phẩm. Nhiều chương trình như: sản xuất lúa lai, ngô lai, trồngcỏ nuôi bò, trồng tre lấy măng, chanh dây, trồng rừng… mức thu nhập bình quânso với trước đây tăngtrên 15-20 triệuđồng trên 1 ha đất canh tác. Cá biệt, trồng chanh dây thu nhập 450-500 triệuđồng/ha. Có thể nói, với phương pháp phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các cấp,các ngành, có định hướng đúng trong việc thay đổi tư duy sản xuất… huyện ĐắkGlong đã có nhiều chính sách, chương trình mục tiêu giúp cho đời sống của ngườidân ngày một ổn định.

Bài, ảnh: Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh chuyển dịch cây trồng, vật nuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO