Mẹo vặt

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Quảng Ngãi 2024

Hùng Cường06/06/2024 11:32

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Quảng Ngãi 2024, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Quảng Ngãi 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6.

Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi 2024-2025
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi 2024-2025

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Quảng Ngãi 2024

I. ĐỌC HIỂU

1/ Thể thơ lục bát.

2/ Những từ ngữ diễn tả hoạt động của rễ: xoắn đau núm ruột, chắt chiu từng giọt,

3/ Tác dụng:

Tăng hiệu quả cho sự diễn đạt, giúp câu thơ trở nên hấp dẫn hơn

Không chỉ vậy sử dụng hình ảnh nhân hóa "giọt nước đời quên" tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy rõ, để làm nên vẻ đẹp rạng rỡ của hoa, để làm ra nụ cười rễ đã vô cùng cực nhọc, vất vả. Từ đó đề cao, khẳng định sự hi sinh của rễ.

4/ Gợi ý: “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? nhắc nhớ con người về nguồn cội, nhắn gửi thông điệp về lối sống nghĩa tình, chung thủy, biết ơn nguồn cội.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Câu 2.

I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của bền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tập truyện này. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh. Vẻ đẹp của nàng được hiện lên rõ nét khi nàng khi tiễn chồng ra trận và trong những ngày Trương Sinh không có ở nhà:

“… Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

Bà cụ nói xong thì mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”

II/ Thân bài

1/ Khái quát chung về tác phẩm

– “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa.

– Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2/ Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích

a/ Là người con gái thùy mị, nết na

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Như vậy, chỉ với một câu nói ngắn gọn, Nguyễn Du đã khái quát một cách đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công – dung – ngôn – hạnh.

b/ Một người vợ thủy chung, tình nghĩa, yêu chồng, thương con

Không chỉ là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh , Vũ Nương còn là một người vợ yêu thồng, một người mẹ thương con và luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp ấy của nàng được Nguyễn Du làm nổi bật khi Trương Sinh ra trận.

Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

Rõ ràng là trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách. Nàng lo cho nỗi vất vả của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng. Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng.

Rồi Trương Sinh ra trận ra trận, Vũ Nương ở nhà nhớ chồng da diết. Nguyễn Dữ cũng viết về nỗi nhớ ấy của nàng “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Bằng một vài hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ triền miên, dai dẳng, ngày qua ngày, tháng qua tháng của Vũ Nương với người chồng nơi chiến trận của nàng. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

“… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó , nay được nượng tựa nhà giàu , xum họp chưa thỏa tình chăn gối , chia phôi vì động việc lửa binh , cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết , tô son điểm phấn chẳng đã nguôi lòng , ngõ liễu tường hoa chưa hề bến gót , đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói …..” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.

Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ . Nàng muốn để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, luôn cảm nhận được hình bóng của người cha bên cạnh. Tình yêu thương của nàng dành cho chồng, cho con chính là minh chứng của niềm khát khao hạnh phúc gia đình mà người phụ nữ dù ở thời nào cũng mong muốn có được.

c/ Một người con dâu hiếu thảo

Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất phức tạp. Người xưa thường nói Trời mưa ướt lá dai bì/ Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu! Thế nhưng Vũ Nương đã hóa giả được những định kiến ấy. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ”. Những lời nói của bà cụ hơn hẳn ngàn vạn lời kể của nhà văn. Nó một lần nữa chứng minh rằng Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo.

– Liên hệ: Thúy Kiều : Sự hiếu thảo của Vũ Nương với mẹ chồng khiến ta nhớ đến nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du – một cô gái sẵ sang bán thân mình để cứu cha và em. Có thể nói rằng tấm lòng thủy chung hiếu thảo là nét phẩm chất chung của những người phụ nữ trong XHPK. Họ đáng để chúng ta trân trọng và yêu thương.

3/ Đánh giá

Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn ở nhân vật Vũ Nương. Nàng hiện lên là một người vợ thủy chung, một người mẹ thương con và một người con dâu hiếu thảo. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Dữ muốn gửi vào đó lời ngợi ca, trân trọng đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa. Và phải thực sự là một người luôn trân trọng và cảm thong với số phận và cuộc đời của họ, Nguyễn Dữ mới có được một tác phẩm độc đáo đến như vậy. Thật đáng trân trọng.

III/ Kết bài

“Chuyện người con gái nam xương” là một áng văn hay thành công về mặt dựng truyện ,khắc hoạ nhân vật ,kết hợp tự sự và trữ tình, hiện thực và lãng mạn . Truyện đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta thêm cảm phục trước tài năng của nhà văn, thêm trân trọng, yêu mến những người phụ nữ trong XHPK.

Bài văn tham khảo

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nhất của Nguyễn Dữ. Tác phẩm dựa trên câu chuyện dân gian “Vợ chàng Trương” kết hợp với nét vẽ của tác giả để tạo nên những nét chữ kỳ công. Trong truyện nổi bật lên vẻ đẹp và số phận bất hạnh của nhân vật chính - Vũ Nương.

Vũ Nương là một người hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ truyền thống “nhan sắc hiền thục, nết na thùy mị” nhưng số phận của nàng lại rất bất hạnh, bị đẩy đến bước đường cùng tìm đến cái chết.

Trước hết về nhan sắc, Vũ Nương là một người vợ hiền thục, thủy chung, trong sáng và hết lòng với chồng. Khi mới về với chồng, biết tính chồng hay ghen nên Vũ Nương luôn giữ gìn nề nếp, bảo vệ hạnh phúc gia đình để gia đình luôn yên ấm. Chiến tranh bùng nổ, chồng nàng có tên trong danh sách đi lính, ngày nàng rời Trường Sinh, nàng mong mỏi mang về hai chữ “hòa bình”. Cô không tham giàu sang, danh vọng mà chỉ muốn một cuộc sống bình yên, lặng lẽ bên gia đình nhỏ của mình. Giây phút ngậm ngùi tiễn chồng ra trận càng cho thấy rõ hơn tấm lòng yêu thương của Vũ Nương đối với Trương Sinh. Vì vậy, suốt những năm xa chồng, nàng luôn nhớ Trương Sinh da diết, thậm chí còn chĩa bóng chàng vào vách để vừa an ủi con vừa nguôi ngoai nỗi nhớ chồng. Ngay cả khi Trương Sinh bị nghi oan vì mất liên lạc, tình yêu và lòng thủy chung của chàng vẫn bộc lộ tha thiết, tha thiết tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình. Nhưng mọi cố gắng của cô đều không được đền đáp, dù phải chết để chứng minh lòng mình, cô vẫn không oán hận, ở thủy cung, cô vẫn mong một ngày quay về tìm gia đình anh.

Cô cũng là một người con dâu rất hiếu thảo. Chồng đi bộ đội, cô ở nhà chăm sóc mẹ chồng, vì thương con mà bệnh tình của bà ngày càng nặng, cô cầu trời khấn phật cho mẹ sớm bình phục, phụng dưỡng. hết lòng của cô. Tấm lòng này được thể hiện trọn vẹn trong lời trăn trối cuối cùng mà bà nói trước khi qua đời: “Trời mai sẽ thưởng công cho người làm việc chăm chỉ, hạt giống tốt sẽ gặp phúc lành, con cháu đông đàn cháu đống. không giúp mẹ tôi." Những lời này chống lại Vũ Nương. Bản chất của người nông dân và đức tính tuyệt vời của mẹ chồng được công nhận. Khi mẹ chồng qua đời, cô đã ân cần tổ chức đám tang linh đình như cha mẹ đẻ của mình. Với một đứa con nhỏ, cô ấy là người yêu anh ấy. Cô ấy quan tâm đến Đản , hiểu nhu cầu của anh ấy, phủ bóng của cô ấy lên bức tường và giữ anh ấy sống mãi trong tình yêu của cha cô ấy.

Không những thế, chị còn là người phụ nữ nhân nghĩa, trọng tình nghĩa, bao dung và vị tha. Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời cô là bị chồng nghi ngờ và không thể buông bỏ. Chán nản và đau khổ, cô phải tìm đến cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình. Khi Trương Sinh lập đàn làm sáng tỏ vụ án, Vũ Nương mới quay lại nói lời cảm ơn rồi từ biệt. Cô không trách móc hay oán hận Trương Sinh, điều này khiến chồng cô bớt đau lòng và hối hận. Người phụ nữ nào cũng muốn được hưởng cuộc sống hạnh phúc trong hơi ấm gia đình, Vũ Nương cũng không ngoại lệ, nhưng nàng đã không quay lại, vì nàng đã giữ lời hứa với Linh Phi “Tạ ơn đức Linh Phi”, thề sống chết , tôi sẽ không bỏ rơi. “Vũ Nương là hình ảnh tinh hoa của người phụ nữ Việt Nam, mang vẻ đẹp và phẩm chất đáng trân trọng, ngưỡng mộ.

Hơn nữa, Vũ Nương là cái hình của lòng trung hiếu, sống nghĩa tình, có trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Khi bị chồng nghi ngờ, nàng đã cố gắng giải thích mọi suy nghĩ đen tối. Đau lòng với những nỗ lực đã dành cho gia đình, nàng chứng kiến mọi công sức tan vỡ. Trương Sinh gán cho nàng danh xưng nhục nhã, nhưng vẫn kiên quyết chấp nhận số phận. Hành động quả cảm này thể hiện lòng kiên trì của Vũ Nương trong việc bảo vệ danh dự của mình. Ngay cả sau khi được giải oan, nàng không quay trở lại với gia đình cũ, mà chọn đầu thai dưới sự cứu rỗi của Linh Phi, cam kết 'sống chết không bỏ'. Lối sống ơn nghĩa này là biểu tượng của lòng trung hiếu và sự kiên trì.

Dễ nhận thấy, Vũ Nương là hình ảnh đặc trưng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng thể hiện đầy đủ những phẩm chất cao quý như lòng thủy chung, lòng hiếu thảo, tình yêu thương vô bờ, lòng vị tha và trách nhiệm với danh dự. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc khen ngợi nhân vật mà còn phê phán chế độ nam quyền cổ hủ, làm nổi bật sự chèn ép đối với phụ nữ trong xã hội.

Nhìn chung, nhân vật Vũ Nương giúp Nguyễn Dữ truyền đạt quan điểm và đánh giá về con người và thời đại. Hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh của nàng đã làm tăng sự đồng cảm, lòng ngưỡng mộ và trân trọng trong tâm trí của độc giả.

Bằng nghệ thuật xây dựng truyện độc đáo, hấp dẫn, tác phẩm đã vẽ nên bức chân dung đẹp về tài đức của người phụ nữ phong kiến ​​xưa qua vai Vũ Nương. Nhưng những người phụ nữ này đã phải chịu một sự bất công phi thường, bị tước đoạt hạnh phúc. Như vậy, tác phẩm đề cao vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời đồng cảm với số phận bất hạnh của họ. Và lên án, tố cáo xã hội độc hại đẩy con người đến bước đường cùng.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Quảng Ngãi 2024
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO