Mẹo vặt

Đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bình Định

Hùng Cường04/06/2024 14:28

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bình Định, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Định năm 2024 - 2025

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định được tổ chức trong 2 ngày (04 và 05/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Bình Định thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 4/6.

Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2024 - 2025

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bình Định

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Hai phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận.

Câu 2.

- Phép nối: vì thế

- Phép lặp: sợ hãi, con

Câu 3.

Học sinh có thể trả lời theo cảm nhận của bản thân, chú ý lý giải phù hợp. Sau đây là gợi ý:

- Người cha muốn con “trước bất trắc chỉ mong con đừng sợ hãi” là bởi:

+ Trên đường đời xa vạn dặm phía sau luôn có cha mẹ ngóng theo. Cha mẹ chính là những điểm tựa vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất.

+ Không sợ hãi cũng là lúc đứa con có thể dựa vào điểm tựa: chính mình.

Câu 4.

1. Giới thiệu vấn đề: hãy là chính mình, không cầu cạnh, dựa dẫm vào ai khác.

2. Bàn luận

- Hãy là chính mình được hiểu là được sống thật với những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, không cần phải lo lắng, sợ hãi về cái nhìn và sự đánh giá của người khác.

- Không cầu cạnh, dựa dẫm là lối sống độc lập, tự chủ.

- Mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó cả.

- Sống là chính mình giúp con người vui vẻ, hạnh phúc hơn, sớm tìm được, niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống. - Cần phân biệt cách sống "là chính mình" với cách sống bảo thủ, cố chấp.

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.

3. Tổng kết lại vấn đề

PHẦN II.

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng trong kháng chiến chống Mĩ. Bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.

- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:

Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác của bà tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.

Tác phẩm và đoạn trích

- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Hai đoạn trích kể về vẻ đẹp anh hùng dũng cảm và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong.

2. Phân tích

- Nho, Thao, Phương Định là những cô gái rất trẻ, họ sống chiến đấu trên “một cái hang lớn dưới chân cao điểm” giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của kẻ thù.

- Nơi họ sống chỉ có tàn tích của chiến tranh: đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, những cây lớn nằm lăn lóc, những tảng đá to, những thùng xăng hoặc những thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.

=> Tưởng chừng như mọi thứ bị hủy diệt, không có dấu hiệu của sự sống. Hoàn cảnh sống ấy đã cho ta thấy cái khốc liệt của chiến tranh, sự khó khăn gian khổ mà con người phải trải qua.

- Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm:

Quan sát địch ném bom, sau mỗi lần đó họ lại lao ra trọng điểm đo khối lượng đất đá bị đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và phá bom.

Phải thường xuyên đối mặt với cái chết.

2.1 Đoạn 1: Vẻ đẹp phẩm chất: dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong

- Đoạn văn nói lên công việc vô cùng nguy hiểm của những cô gái thanh niên xung phong.

- Hoàn cảnh:

Chạy trên cao điểm ban ngày => địa điểm vô cùng nguy hiểm, có thể bị bom đánh bất cứ lúc nào.

Không khí đậm mùi chết chóc: đất bóc khói, không khí bang hoàng, máy bay ầm ì xa dần.

Bom nằm lẩn khuất, nó là tay thần chết không thích đùa, có thể cướp đi tính mạng của các cô gái bất cứ lúc nào.

=> Hoàn cảnh có nhiều nguy hiểm, khó khăn.

- Các cô gái:

Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu.

Khi xong việc mới dám thở phào, nhẹ nhõm.

Họ thường xuyên phải đối mặt với cái chết: “Thần chết là tay không thích đùa. Hắn lẩn trốn trong ruột những quả bom”. Họ bị bom vùi là chuyện bình thường. Công việc thường ngày ấy khiến thần kinh họ luôn căng thẳng, đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, dũng cảm.

- Nghệ thuật:

Giọng điệu trần thuật bình thản cho thấy tinh thần anh dũng, quả cảm ở những người con gái này.

Sử dụng hình ảnh đặc sắc, giàu giá trị tạo hình.

2.2 Đoạn 2: Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời

- Họ là ba cô gái trẻ có nội tâm phong phú. Ở họ có những nét chung của cô gái hay mơ mộng, hồn nhiên.

- Cuộc sống bom đạn gần kề, cái chết rình rập nhưng ba cô gái vẫn mang trong mình tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Vẫn ngày ngày ca hát:

Phương Định thích nhiều bài, nhưng cô thích nhất là bài hành khúc bộ đội, hát dân ca quan họ,… Không chỉ vậy cô còn thích ngồi bó gối mơ màng.

Chị Thao dù hát sai bét nhạc, không trôi chảy bài nào nhưng chị vẫn hát, vẫn lạc quan, yêu đời. Đặc biệt dù hát không hay nhưng chị có tận ba quyển sổ dày chép bài hát. Thậm chí cả lời hát Phương Định bịa ra cũng cũng cố công chép vào.

- Nghệ thuật: giọng văn bông đùa, hỏm hỉnh góp phần thể hiện tâm hồn trong sáng, yêu đời.

=> Cuộc sống ở chiến trường rất khó khăn nhưng họ vẫn luôn bình tĩnh, lạc quan, yêu đời. Trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái và những dự định về tương lai. Chiến tranh bom đạn không thể phá đi được những giây phút mơ mộng ấy.

Nhận xét: Hai đoạn văn đã làm sáng lên hai vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái thanh niên xung phong: vừa kiên cường, dũng cảm vừa mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời. Trong cái khói bom, lửa đạn của chiến tranh chính sự yêu đời, hồn nhiên đó đã giúp các cô vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

3. Tổng kết

Bài làm tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê: một tác giả thuộc thế hệ nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Giới thiệu về văn bản Những ngôi sao xa xôi: khắc họa thành công hình ảnh tiêu biểu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

B. Thân bài

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

- Các cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt.

- Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bi đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức.

- Công việc đặc biết nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.

⇒ Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.

2. Điểm chung của các cô gái

- Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong.

- Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

- Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn:

+ Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hi sinh.

+ Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ.

- Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương: Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo.

⇒ Chính tình đồng đội ấy giúp các cô động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ.

3. Điểm riêng của mỗi người

- Nhân vật Nho

+ Nho là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ.

+ Tính trẻ con, dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng "trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng".

+ Nho lại rất hồn nhiên, mộc mạc và mơ mộng: "đòi ăn kẹo", khi bị thương nằm trong hang vẫn nhổm dậy xin mấy viên đá mưa.

+ Trong công việc: chiến đấu dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: "Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi. Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu"... Khi bị thương, Nho rất rắn rỏi, bản lĩnh. Cô chấp nhận vết thương như một điều tất yếu, không muốn để mọi người phải lo lắng cho mình.

- Nhân vật Thao

+ Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.

+ Có những nét tính cách tưởng như mâu thuẫn nhau: chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu và vắt; rất thích chép bài hát nhưng lại chẳng bao giờ hát đúng nhạc và không thuộc trôi chảy bài nào.

→ Ở nhân vật này có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu của một cô gái và cái bản lĩnh, quyết đoán của người chiến sĩ nơi lửa đạn.

- Nhân vật Phương Định:

+ Tâm hồn trong sáng:

- Hay nhớ về những kỉ niệm → làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

- Vào chiến trường đã ba năm, quen với những thử thách và nguy hiểm, hàng ngày giáp mặt với cái chết, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai.

- Quan tâm đến hình thức, tự đánh giá mình là một cô gái khá, hai bím tóc dày, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn…; nhưng không hay biểu lộ tình cảm giữa đám đông.

- Luôn tìm thấy sự thú vị trong công việc đầy nguy hiểm: "Việc nào cũng có cái thú của nó, có ở đâu như thế này không..."

- Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, thuộc rất nhiều bài hát, thích bịa lời cho những điệu nhạc: "Tôi thích dân ca quan họ, mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô" → Một sở thích rất thanh lịch, phản ánh vốn văn hóa, hiểu biết của một cô gái có học vấn.

- Nhạy cảm, mộng mơ: một cơn mưa đá → sống dậy cả kí ức tuổi thơ với biết bao hình ảnh thân thương của gia đình và thành phố quê hương.

- Thương yêu, quan tâm tới những người đồng đội của mình (cảm phục các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, lo lắng cho đồng đội khi họ đi phá bom, chăm sóc khi Nho bị thương, hiểu tâm trạng lo lắng của chị Thao)

+ Phẩm chất anh hùng:

- Tinh thần trách nhiệm với công việc:

+ Nhận nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm như một nhiệm vụ quen thuộc hằng ngày.

+ Bị thương nhưng không vào viện vì sợ ảnh hưởng đến công việc

- Dũng cảm, gan dạ:

+ Kể về công việc nguy hiểm một cách hài hước

+ Sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom bất cứ lúc nào

- Lòng tự trọng cao: cô không đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới, bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.

→ Thế giới nội tâm phong phú trong sáng nhưng không phức tạp. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm thành bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.

=> Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

=> Đó là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời có tâm hồn trong sáng và là những chiến sĩ phá bom dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên.

C. Kết bài

- Khẳng định lại những thành công về nội dung nghệ thuật:

+ Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

+ Nội dung: Khẳng định sự kiên cường bất khuất cùng những phẩm chất vô cùng đáng yêu của ba cô gái nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ nói chung.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bình Định
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO