Tôi sinh ra và lớn lên bên bờ sông Ngàn Sâu, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và từng gắn bó cuộc sống với sông nước nơi đây. Chính vì thế, trong những ngày qua, khi hình ảnh cùng với cái tên thân yêu của dòng sông quê hương tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng đã khiến lòng tôi quặn thắt...
Tôi sinh ra và lớn lên bên bờ sông NgànSâu, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và từng gắn bó cuộc sống với sông nước nơi đây.Chính vì thế, trong những ngày qua, khi hình ảnh cùng với cái tên thân yêu củadòng sông quê hương tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng đã khiếnlòng tôi quặn thắt. Dòng sông trong trẻo, thơ mộng ngày nào vậy mà giờ đây nó đanglà nỗi kinh hoàng cho người dân quê tôi. Từ đầu dây điện thoại, một người thânở quê cho biết, chưa bao giờ chứng kiến sông Ngàn Sâu lụt to và kéo dài như nămnay. Mùa màng, nhà cửa, tài sản của hàng trăm người dân sống dọc hai bên bờsông đều đã trôi theo dòng nước lũ hung dữ. Cuộc sống người dân bỗng nhiên bịbao trùm bởi cái đói, cái rét và chỉ còn biết nương náu nơi những mái nhà, gócchạn, ngọn đồi… Liên lạc với một người bạn đang công tác tại UBND huyện HươngKhê thì được anh này cho biết: “Năm nay lũ chồng, lại diễn ra nhanh nên khiếnnhiều người dân không kịp trở tay. May mà công tác cứu hộ được chính quyền địaphương chủ động nên tính mạng người dân vẫn được đảm bảo. Còn tài sản, mùa màngcủa dân thì không có cách nào cứu được”. Vậy đó, người dân quê tôi vốn chẳng lạlẫm gì với cảnh lụt lội, bởi hàng năm thường luôn có dăm ba cơn lũ tràn về đedọa cuộc sống của bao người. Thế nhưng, lũ năm nay vẫn khiến mọi người bất ngờvà chịu “bó tay” trong việc ứng phó.
Nhà dân nghèo ở Hương khê tan tành trong lũ. Ảnh: Báo Dân Trí
Nỗi đau càng nhân đôi khi biết được thôngtin một chiếc xe chở khách của Đắk Nông gặp nạn do bị lũ cuốn trôi, khiến hàngchục người mất tích và bị thương. Quả thật, hai quê hương, nhưng lại có cùngmột nỗi đau do lũ lụt gây nên. Dù xa xôi và tưởng chừng như không bị ảnh hưởnggì, nhưng Đắk Nông lại bất ngờ có nhiều người mất mạng vì cơn “đại hồng thủy” ởmiền Trung. Giờ mới thấm thía câu nói “nhất thủy, nhì hỏa” mà cha ông đã đúckết bằng xương máu từ bao đời nay. Không ai có thể lường hết được những hiểmhọa mà lũ lụt có thể mang đến. Và dù có biết trước mỗi khi lũ về lại lấy đi tàisản, sinh mạng của ai đó, nhưng người dân quê tôi vẫn phải cam chịu, chấp nhậnsống chung với nó từ đời này qua đời khác. Bởi vì trên thực tế, họ cũng khôngcòn sự lựa chọn nào khác. Vậy nên, xin đừng ai đặt câu hỏi với người dân quêtôi rằng, tại sao lại sinh sống ở những nơi có nhiều thiên tai như thế?.
Lũ đi qua, nhà cửa, làng mạc tan hoang,mùa màng cũng bị “xóa sổ”. Rồi đây người dân quê tôi biết xoay xở sao đây vớicuộc sống. Quanh năm, suốt tháng chỉ biết quần quật làm ăn, xoay vần đủ nghề,nhưng hầu hết người dân quê tôi vẫn chưa thoát được đói nghèo vì luôn mắc phảithiên tai hạn hán, bão lụt. Thậm chí, tằn tiện, tích góp cả đời người, nhưngchỉ một cơn lũ đi qua, nhiều người lại phải trở về với cảnh trắng tay. Đắngcay, cơ hàn là vậy, nhưng rồi cũng phải gồng mình gánh chịu và vượt qua nỗiđau, mất mát để tiếp tục với cuộc sống… Khắp nơi trong cả nước đang dấy lênphong trào ủng hộ, đóng góp hướng về miền Trung ruột thịt. Là người con của quêhương, tôi cũng phần nào cảm thấy ấm lòng vì sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau tronghoạn nạn của biết bao người dân đất Việt. Thế nhưng, hơn ai hết, tôi cũng hiểurằng sự ủng hộ, giúp đỡ cũng chỉ có giới hạn, chừng mực chứ làm sao xóa lấp hếtđược những mất mát, thiệt hại quá lớn mà quê hương phải hứng chịu. Ở cao nguyênnày, nghe qua đài, xem trên truyền hình thấy trời lại tiếp tục đổ mưa, rồi lạisiêu bão Megi ở biển đông, càng thấy đắng lòng vì thiên tai.
Song Việt
Theo Ban chỉ huy phòngchống lụt bão Trung ương, tính đến 19 giờ ngày 18 -10, mưa lũ đợt thứ hai tạicác tỉnh bắc miền Trung đã làm 35 người chết (chưa kể 20 người bị mất tíchtrong vụ xe khách của Đắk Nông bị lũ cuốn trôi). Trong đó, Nghệ An 13 người, HàTĩnh 15 người, Quảng Bình 7 người. Thêm 1 người chết và 2 người mất tích tạiThừa Thiên Huế do lốc và bất cẩn khi đi qua sông. TỉnhHà Tĩnh vẫn còn 183 xã bị ngập; QuảngBình còn 25 xã; nặng nề nhất là Nghệ An với tổng số 113 xã và 30.700 hộ bịngập, trong đó có 35 xã bị ngập sâu, cô lập trong nước lũ. (Theo BáoDân trí) |