Ông Nguyễn Văn Huyên, trú tại phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) cho biết, gia đình ông có một khu rẫy cà phê nằm trên địa bàn của một xã thuộc huyện Đắk Song. Vì đường sá xa xôi, không đủ điều kiện để chăm sóc, nên gia đình ông đã quyết định sang nhượng lại cho một hộ dân khác ở huyện Đắk Song...
Ông Nguyễn Văn Huyên, trú tại phường Nghĩa Thành (GiaNghĩa) cho biết, gia đình ông có một khu rẫy cà phê nằm trên địa bàn của một xãthuộc huyện Đắk Song. Vì đường sá xa xôi, không đủ điều kiện để chăm sóc, nêngia đình ông đã quyết định sang nhượng lại cho một hộ dân khác ở huyện ĐắkSong. Vừa qua, ông có đến UBND xã nơi ông có khu rẫy để giải quyết một số giấytờ liên quan đến việc sang nhượng đất. Dù hôm đó, số người dân đến giải quyếtcông việc không nhiều, nhưng bộ phận “một cửa” của xã này vẫn “ngâm” hồ sơ củaông trong nhiều giờ mà không xử lý. Vì vội công việc, nên ông tỏ ý đề nghị cánbộ của bộ phận “một cửa” nhanh chóng giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho ông.Tuy nhiên, không những không được đáp ứng lời đề nghị mà ông còn bị một cán bộcủa xã này to tiếng quát nạt, yêu cầu ông phải chờ đợi. Phải đến cuối giờ làmviệc của ngày hôm đó, ông mới được trả hồ sơ, kết quả…
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, hiện nay, đội ngũ cánbộ tại các bộ phận “một cửa” thường có thói quen làm việc theo cách “giải quyếtmột lượt”, nghĩa là thu gom tất cả hồ sơ của người dân, rồi chờ đến cuối giờmới đưa ra xử lý. Theo giải thích của một số cán bộ tại bộ phận “một cửa” thìsở dĩ họ làm như vậy là để cho lãnh đạo cơ quan được thuận tiện trong việc kýtá, có thời gian giải quyết những công việc khác. Bởi, nếu giải quyết hồ sơ chodân một cách “lắt nhắt” thì vừa tốn thời gian, vừa gây phiền phức cho lãnh đạo.Chị Hà Thị Nga, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Minh Hà (Gia Nghĩa) kể, mớiđây, chị có đến một phường ở Gia Nghĩa để công chứng một số giấy tờ. Dù đếnsớm, nhưng phải đợi đến cuối buổi làm việc chị mới được giải quyết công việc.Nguyên nhân chị phải chờ đợi lâu là do bộ phận “một cửa” cố tình thu gom hồ sơcủa tất cả người dân để xử lý một lượt, nên mất rất nhiều thời gian.
Người dân giải quyết côngviệc ở bộ phận “một cửa” UBND xã Nâm N’Jang (Đắk Song) |
Bên cạnh bắt dân chờ đợi như trên thì hiện nay, việcxử lý hồ sơ tại nhiều cơ quan, đơn vị hành chính vẫn còn phải trải qua nhiềukhâu khá rườm rà, phức tạp. Chẳng hạn như sau khi tiếp nhận hồ sơ của dân,trưởng phòng “một cửa” xem xét, giao lại cho bộ phận văn thư vào sổ, lấyhồ sơ lưu rồi mới chuyển cho cán bộ thẩm định, sau đó được chuyển đến cho thủtrưởng cơ quan ký xác nhận rồi mới quay về “một cửa” để đóng dấu, thu lệ phí vàtrả cho dân. Chính vì thế, chỉ cần một vài người trong “dây chuyền” này vắngmặt thì công việc của dân bị ách tắc lại. Đó là chưa kể đến việc cán bộ, côngchức tỏ thái độ nhũng nhiễu, cố tình đùn đẩy hay thoái thác trách nhiệm trongvấn đề xử lý công việc của dân.
Theo Sở Nội vụ, đếnnay, hầu hết mọi cơ quan, đơn vị đều quy định rõ ràng về mặt thời gian giảiquyết hồ sơ và trả kết quả cho người dân. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, córất nhiều cơ quan, đơn vị lại không quan tâm đến việc thực hiện các quy định đãđề ra, nhất là ở cấp cơ sở như xã, phường. Theo tìm hiểu, hiện nay các lĩnh vựcmà người dân phải chờ đợi lâu nhất để được giải quyết là các thủ hành chínhnhư: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư,cấp phép kinh doanh, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Những lĩnh vực này lại rấtgần gũi, thiết thực với cuộc sống của người dân, nên việc các cơ quan hànhchính sai hẹn, chậm trễ trả hồ sơ, kết quả thì chắc chắn phần thiệt thòi sẽthuộc về phía người dân. Theo ông Lê Viết Sỹ, Chủ tịch UBND xã Đắk Wer (ĐắkR’lấp) thì để khắc phục những vấn đề này, trước hết, mỗi cán bộ, công chức cầnphải đặt tinh thần phục vụ nhân dân lên hàng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ.Cụ thể hơn, mỗi cán bộ, công chức cần phải tuân thủ các quy định chung trongvấn đề giải quyết công việc của người dân.
Bài, ảnh:Ngàn Sâu