Theo quy định của Bộ Y tế, tất cả các trường có tổ chức bếp ăn tập thể đều phải tuân thủ các nguyên tắc như chế biến thức ăn một chiều, nhân viên bếp và cấp dưỡng phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm...
Theo quy định của Bộ Y tế, tất cả cáctrường có tổ chức bếp ăn tập thể đều phải tuân thủ các nguyên tắc như chế biếnthức ăn một chiều, nhân viên bếp và cấp dưỡng phải được kiểm tra sức khỏe địnhkỳ hàng năm, nguồn cung cấp thực phẩm phải có xuất xứ rõ ràng, có hợp đồng muabán, việc lưu mẫu thức ăn phải được thực hiện thường xuyên... Tuy nhiên, quađợt kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn huyệnĐắk Song vừa qua cho thấy, tình trạng vi phạm các quy định về VSATTP của cáctrường học vẫn còn khá phổ biến.
Nấu bữa trưa cho trẻ tại trường Mầnnon Sơn Ca (thị trấn Đức An) |
Một trong những vi phạm phổ biến của cáctrường là không thực hiện đúng quy trình chế biến thức ăn một chiều. Tại TrườngMầm non Tạ Thị Kiều (xã Nâm N’Jang), trung bình mỗi ngày, trường tổ chức bữa ănbán trú cho hơn 180 trẻ, nhưng hiện nhà trường vẫn chưa xây dựng được nhà bếpvà nhà ăn riêng cho trẻ. Bà Lê Thị Kim Khanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:“Do điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, nên phải mượn tạm mộtphòng học để làm nhà bếp. Quy trình chế biến thức ăn một chiều cũng vì thế màchưa thể thực hiện được. Các công đoạn nấu ăn từ sơ chế, chế biến và phân chiathức ăn đều chưa tách biệt”. Tương tự, tại Trường Mầm non Hướng Dương (xã NâmN’Jang), năm học 2010-2011, trường có gần 400 trẻ; trong đó, khoảng 100 trẻ ănbán trú tại trường. Trường mới được xây dựng và đưa vào sử dụng từ đầu năm họcnên hầu như các công trình phụ như nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn của nhà trườngđều chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc tổ chức nấu ăn cho trẻ không thể tuân thủ quytrình một chiều khép kín. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trường kháctrên địa bàn. Theo bà Lê Thị Hoán, Hiệu Phó nhà trường thì để tổ chức bếp ăntại trường cho trẻ, việc đầu tiên là phải đầu tư cơ sở vật chất như nhà bếp,nhà ăn, nguồn nước... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn các trường khi đượcxây dựng thường chỉ quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.Còn đối với các công trình phụ như bếp ăn thì chỉ khi nào trường có nhu cầu tổchức bữa ăn bán trú cho trẻ mới tiến hành huy động nguồn kinh phí để xây dựng.Vì vậy, việc đảm bảo quy trình chế biến thức ăn của các trường thường gặp nhiềukhó khăn.
Bên cạnh vi phạm về quy trình chế biếnthức ăn thì việc tập huấn kiến thức VSATTP, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viêncũng như gửi mẫu kiểm tra nguồn nước định kỳ cũng bị các trường không thực hiệnvì lý do khó khăn về kinh phí hoặc không có thời gian, không được thông báo...Tại trường Mầm non Tư thục Thảo Nguyên (xã Đắk N’Drung), toàn trường có 10 cánbộ giáo viên; trong đó, có 2 đầu bếp và 4 cấp dưỡng. Tuy đã hoạt động hơn 2năm, nhưng đến nay, các cán bộ giáo viên trong trường đều chưa từng tham giacác lớp tập huấn kiến thức VSATTP; đồng thời, không có giấy khám sức khỏe địnhkỳ. Hoặc tại Trường Mầm non Sơn Ca (thị trấn Đức An), mặc dù ở gần trung tâm Ytế huyện, nhưng nhiều năm nay, đội ngũ cán bộ giáo viên, cấp dưỡng của trườngcũng chưa tham gia các lớp tập huấn VSATTP do huyện tổ chức... Sự thiếu tráchnhiệm trong việc bảo đảm VSATTP trong tổ chức bữa ăn của các trường học ở ĐắkSong không những không đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh mà còn là nhậnthức hành động trái với quy định hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực này.
Bài, ảnh:Hoa Lý