Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, thời gian qua, các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Ðắk Song đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn...
Xác định rõ tầm quantrọng của công tác phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, thời gian qua, các cấpchính quyền, ngành chức năng huyện Ðắk Song đã triển khai nhiều biện pháp nhằmcải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn.
Ðặc biệt, với vai trònòng cốt, Trung tâm y tế huyện đã đẩy mạnh nhiều hoạt động phòng, chống suydinh dưỡng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện với nhiều hình thức vànội dung phong phú.
Theo đó, công táctuyên truyền về phòng, chống suy dinh dưỡng luôn được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể,công tác này đã được thực hiện thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt thôn,bon, cấp phát tờ rơi và biểu đồ tăng trưởng của trẻ cho các hộ gia đình có condưới 5 tuổi.
Việc tổ chức khám sứckhỏe, cân đo định kỳ cho trẻ em, kết hợp với tư vấn dinh dưỡng cho các bà mẹcũng được coi trọng. Ðối với trẻ em dưới 5 tuổi thì được theo dõi cân nặng,chiều cao 3 tháng/lần; còn trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng thì được theo dõi 1tháng/lần. Mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng từ huyện xuống cơsở được củng cố, kiện toàn và tập huấn thường xuyên để nâng cao kỹ năng tuyêntruyền, tư vấn về phòng, chống suy dinh dưỡng.
Ðội ngũ cộng tác viêny tế ở các thôn, bon cũng tích cực đến tận các gia đình để tuyên truyền, vậnđộng người dân thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữmang thai và trẻ em. Thông qua đó, các bà mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc trẻsơ sinh, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ và bé.
Ðối với những gia đìnhkinh tế còn khó khăn cũng được hướng dẫn nên tận dụng các loại thực phẩm sẵn cónhư rau, củ quả… trồng quanh nhà để chế biến các món ăn cho trẻ. Nhờ đó, nhiềuphụ nữ có thai và bà mẹ có con nhỏ đã biết chế biến thức ăn cho trẻ, làm cơ sởcải thiện bữa ăn trong từng hộ gia đình. Vì vậy, qua thống kê, hiện có trên 85%bà mẹ mang thai và có con dưới 5 tuổi đã được cung cấp các kiến thức về dinhdưỡng; hơn 96% trẻ em dưới 5 tuổi được kiểm tra sức khỏe hàng tháng. Ðặc biệt,tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở các thể hiện đã giảm xuống còn22,5% và đang có xu hướng giảm nhanh.
Theo bà Bế Thị Dệt,Trưởng Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộcTrung tâm y tế huyện thì bên cạnh những kết quả đạt được hiện nay, côngtác phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn đang gặpmột số khó khăn nhất định. Nhiều gia đình ởnông thôn do kinh tế còn hạn chế nên dù được tuyên truyền, hướng dẫn về chămsóc dinh dưỡng cũng không có điều kiện để thực hiện. Vì vậy, hiện nay, Trungtâm đang tập trung triển khai thực hiện chương trình “Cải thiện tình trạng dinhdưỡng trẻ em” giai đoạn 2013-2015.
Với mục tiêu nâng caokiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý cho cộng đồng, cho các bà mẹ, chươngtrình sẽ tập trung vào các hoạt động cụ thể như: can thiệp sớm phòng, chốngthiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ;can thiệp đặc hiệu cho từng địa phương, cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ bịsuy dinh dưỡng nặng.
Ðặc biệt, đối với các xãcó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còn cao, Trung tâm sẽ tăng cường các hoạt độngtruyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng; đồng thời đẩy mạnh phối hợpliên ngành để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phòng, chống suy dinh dưỡngtrẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ emluôn đạt kết quả tốt và mang tính bền vững, điều quan trọng nhất vẫn là cần cósự quan tâm, ủng hộ hơn nữa của các ngành, các cấp cùng sự vào cuộc của cả cộngđồng.
Phan Tuấn