Đắk Song “báo động” nợ đọng thuế

22/03/2013 10:42

Tại hội nghị bàn về giải pháp thu nợ thuế vào chiều 19/3, lãnh đạo huyện Ðắk Song đã cho rằng, với diễn biến nợ đọng thuế ngày càng tăng như hiện nay là điều đáng “báo động” trong công tác thu ngân sách tại địa bàn...

ADQuảng cáo

Tại hội nghị bàn vềgiải pháp thu nợ thuế vào chiều 19/3, lãnh đạo huyện Ðắk Song đã cho rằng, vớidiễn biến nợ đọng thuế ngày càng tăng như hiện nay là điều đáng “báo động”trong công tác thu ngân sách tại địa bàn. Không chỉ ảnh hưởng đến công tác điềuhành thu, chi ngân sách, thực trạng nợ thuế đang đặt ra nhiều câu hỏi về quảnlý thu cũng như năng lực, ý thức của chính đối tượng nộp thuế.



Diệntích đất rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân - đơn vị nợtiền thuê đất tại Đắk Song. Ảnh: C.T


“Đội sổ” về số nợ

Báo cáo của Chi cụcThuế huyện Ðắk Song cho thấy, nếu như kết thúc năm 2012, tổng số tiền nợ thuếvà tiền thuế đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn là 70 tỷ đồng, thì đếncuối tháng 2/2013, đã tăng lên hơn 100 tỷ đồng, chiếm trên 50% số nợ thuế toàntỉnh. Nếu so với tổng thu thuế, phí, lệ phí của địa phương, tỷ lệ nợ thuế củaÐắk Song đứng ở vị trí cao nhất nước ở thời điểm hiện nay.

Qua phân tích chothấy, trong tổng số nợ thuế nêu trên, có gần 23 tỷ đồng nợ khó thu, trên 3 tỷđồng nợ chờ xử lý và gần 74 tỷ đồng nợ có khả năng thu. Toàn huyện hiện có 205hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang nợ thuế và các khoản thu về thuế thì có hơn100 đơn vị nợ thuế trên 90ngày (tứcthuộc diện cưỡng chế theo quy định).

Theo đánh giá củahuyện, ngoài một số nguyên nhân khách quan thì một phần lớn là do công tác quảnlý thuế nói chung và quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế nói riêng của các cơquan tham mưu, giúp việc vẫn còn nhiều hạn chế.

Cụ thể như công táctuyên truyền chính sách pháp luật thuế thời gian qua trên địa bàn chưa được chútrọng, thiếu thường xuyên, liên tục dẫn đến ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuếcủa công dân chưa cao. Việc tự tính thuế, tự khai thuế, nhưng không tự nộp thuếcủa nhiều doanh nghiệp đang khá phổ biến, dẫn đến số thuế phát sinh phải nộpluôn chuyển thành nợ đọng thuế của kỳ sau.

Bên cạnh đó, công tácxây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khaithuế cũng như quản lý nợ đọng thuế của các bộ phận chuyên môn chưa thực sựnghiêm túc, hiệu quả.

Có nhiều doanh nghiệp “dởm”

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Trên thực tế, thờigian qua, huyện Ðắk Song cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đôn đốc thu nợ,cưỡng chế nợ thuế. Thế nhưng, kết quả vẫn chưa thật sự khả quan vì một phầncũng là do địa phương đang có quá nhiều doanh nghiệp “dởm”. Trong tổng số nợhiện nay, ngoài 47 tỷ đồng nợ thuê đất của các công ty chưa hoàn thành thủ tụcmiễn tiền thuê đất theo quy định thì số còn lại, phần lớn là do các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh nợ.

Ðiển hình như xã ThuậnHạnh hiện có 22 tổ chức, cá nhân đang nợ thuế hơn 27 tỷ đồng. Nhưng theo lãnhđạo xã, những doanh nghiệp có năng lực thực sự cũng chỉ “đếm trên đầu ngóntay”. Thậm chí, có doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh, thành lập côngty hẳn hoi, nhưng hầu như không có hoạt động.

Sau khi xem danh sáchcác đối tượng còn nợ thuế, lãnh đạo xã cũng phải ngạc nhiên vì có đơn vị chỉmới có mặt trên địa bàn chưa đầy 4 tháng, kho chứa nguyên liệu lúc nào cũngtrống không mà số nợ thuế đã lên đến trên 100 triệu đồng. Ðiều này, theo như lýgiải của xã thì doanh nghiệp không hoạt động, lấy đâu ra lợi nhuận để nộp thuế.Vì vậy, huyện cũng cần đánh giá lại năng lực hoạt động, ý thức chấp hành phápluật về thuế của chính doanh nghiệp.

Tương tự, tại các xãkhác của huyện cũng đang có số doanh nghiệp tuyên bố phá sản hoặc làm ăn thualỗ, bỏ trốn khỏi địa bàn thời gian qua là tương đối nhiều và hầu hết đều đangnợ thuế Nhà nước.

Những doanh nghiệp bỏtrốn thì đã đành, hiện cũng đang có 21 trường hợp đang sống tại địa phương cũngnợ tiền thuế, nhưng không nộp mà tự ý nghỉ, bỏ kinh doanh. Ngay trên địa bàn thịtrấn Ðức An, một số hợp tác xã mặc dù thành lập đã lâu, nhưng trụ sở hiện đã bỏhoang mấy năm nay, không hề có hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo Chi cục Thuếhuyện thì hàng năm, đơn vị thường xuyên khảo sát, nắm bắt sự biến động về doanhthu cũng như số lượng các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thuộc thẩm quyềnquản lý. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì ngành thuế căn cứ vào giấy phép, ngànhnghề và quy mô cũng như bản tự kê khai của doanh nghiệp để áp thuế và điều hànhsố thu.

Phải thật sự quyết tâm, quyết liệt

Tại hội nghị, trên cơsở ý kiến thảo luận, đóng góp của các phòng, ban và các địa phương, lãnh đạohuyện Ðắk Song đã cơ bản thống nhất nhóm giải pháp về thu nợ, cưỡng chế nợ đọngthuế. Theo đó, huyện vẫn ưu tiên công tác tuyên truyền, vận động cá nhân, tổchức nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụthuế Nhà nước. Sau khi phân loại nợ thuế, địa phương sẽ tùy vào từng nhóm đốitượng để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, tổ chức cưỡng chế nợ thuếvới sự tham gia vào cuộc của các cấp, ngành liên quan.

Thậm chí, để nâng caohiệu quả, huyện cũng có chủ trương huy động cả trưởng thôn, trưởng họ, ngườithân và những người có uy tín tham gia công tác tuyên truyền, vận động. Bêncạnh đó, đối với những trường hợp đã bỏ trốn khỏi địa bàn, công an huyện sẽphối hợp chặt chẽ với ngành thuế, xác định chủ doanh nghiệp để buộc họ phảinghiêm túc nộp thuếtheo quy định. Nhữngtrường hợp nợ thuế quá 90 ngày, huyện sẽ lập danh sách, xây dựng lộ trình cưỡngchế thu nợ một cách nghiêm túc cũng như thực hiện đồng bộ nhiều biện phápnghiệp vụ khác.

Tuy nhiên, cũng tạihội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, những biện pháp nói trên không phải từ trướcđến nay huyện chưa thực hiện. Bởi vì, hầu như năm nào huyện cũng tổ chức hội nghị,rồi đưa ra những giải pháp để đôn đốc, xử lý nợ thuế, giảm phát sinh nợ mới. Vìvậy, biện pháp, giải pháp thì có rồi, nhưng để thực hiện một cách hiệu quả,triệt để thì chính những người được giao nhiệm vụ phải thực sự quyết tâm, quyếtliệt, không thể để tình trạng nợ thuế trở thành một “phong trào”, tạo nên tiềnlệ xấu, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế tại địa phương.

Hà An

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Song “báo động” nợ đọng thuế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO