Thực hiện Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, vừa qua, Ban quản lý Chương trình cải cách hành chính của tỉnh đã phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông xây dựng thí điểm Hệ thống “một cửa điện tử” (MCĐT) tại huyện Đắk R’lấp...
Thực hiện Quyết định số 48/2009/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, vừa qua, Ban quản lý Chương trình cảicách hành chính của tỉnh đã phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông xâydựng thí điểm Hệ thống “một cửa điện tử” (MCĐT) tại huyện Đắk R’lấp. Qua đó, hệthống này sẽ góp phần tin học hóa các giao dịch giữa cơ quan hành chính Nhànước với những tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.
Theo ông Đoàn Ngọc Lộc, Phó Trưởng PhòngCông nghệ thông tin (Sở Thông tin & Truyền thông) thì qua khảo sát chothấy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở huyện Đắk R’lấp về cơ bản đã đáp ứngđược các yêu cầu khi triển khai xây dựng hệ thống MCĐT. Trong đó, phần lớn cácphòng, ban ở huyện đã được kết nối mạng Internet bằng đường truyền ADSL. Nhàlàm việc của bộ phận “một cửa” hoàn toàn đảm bảo đủ về không gian và các điềukiện cần thiết khác để xây dựng và lắp đặt trang, thiết bị. Hệ thống thiết bịtại bộ phận “một cửa” cũng đã được huyện trang bị khá đầy đủ, gồm có máy tínhđể bàn, máy in, tủ đựng hồ sơ... Có 3 cán bộ làm việc tại bộ phận “một cửa”,trong đó, một người có trình độ cao đẳng công nghệ thông tin. Phòng làm việcđược chia làm 6 quầy giao dịch, lắp đặt kính bảo vệ để ngăn cách giữa cán bộgiải quyết thủ tục hành chính với bên ngoài. Phần lớn nội dung của thủ tục hànhchính tại các phòng ban đã được thực hiện công khai, minh bạch và cách thứcgiải quyết hồ sơ đều triển khai theo đúng quy trình. Thời gian qua, huyện cũngđã có vài ứng dụng nhỏ phục vụ cho bộ phận “một cửa” như: lưu trữ hồ sơ, inphiếu hẹn, theo dõi tình trạng lưu chuyển của hồ sơ... Tuy nhiên, hiện tại, ởbộ phận “một cửa”, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn tương đối thấp.Phần lớn các lĩnh vực và thủ tục hành chính đều làm và theo dõi bằng sổ sách.Những phòng, ban đã có mạng LAN và phần mềm thì mới chỉ sử dụng Word và Excelđể quản lý, lưu trữ văn bản. Việc tạo lập, thống kê báo cáo của các chuyên viênđang thực hiện một cách thủ công. Các phần mềm mà địa phương đầu tư trước đây,hầu hết đều chạy trên máy đơn và chỉ phục vụ cục bộ cho từng đơn vị, hoàn toànchưa có tính liên thông và định hướng đến việc xây dựng hệ thống thông tin chotoàn huyện…
Người dân đến công chứng, chứng thựctại UBND xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) Ảnh: Ngọc Tâm |
Để triển khai hệ thống MCĐT ở huyện ĐắkR’lấp, hiện tại, Ban Quản lý Chương trình Cải cách hành chính của tỉnh đã hoànchỉnh việc đầu tư các thiết bị cần thiết cho bộ phận “một cửa” như: thiết bị hạtầng công nghệ thông tin, viễn thông và các thiết bị phục vụ cho việc giao tiếpvới người dân… Việc mua bản quyền phần mềm cho hệ thống MCĐT do Sở Thông tin vàTruyền thông đảm nhận và sẽ tiến hành cài đặt trong năm nay. Theo đó, Sở Thôngtin & Truyền thông sẽ triển khai và chuyển đổi phần mềm thương mại không cóbản quyền hiện đang được ứng dụng tại huyện sang phần mềm mã nguồn mở. Sở cũngquyết định chọn hệ thống công nghệ mạng nội bộ có dây thiết kế theo dạng hìnhsao, nhằm đảm bảo tốc độ đường truyền cao, ổn định và có khả năng quản lý tậptrung… Hệ thống MCĐT tại huyện Đắk R’lấp sẽ được các cơ quan chủ trì triển khaitrong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, các đơn vị sẽ tập trung làm thí điểm chonhững phòng ban có tần suất giải quyết thủ tục hành chính lớn và đã đăng kýgiải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”, gồm: Kinh tế & Hạtầng, Lao động - Thương binh & Xã hội, Nội vụ và Tài nguyên & Môitrường. Khi đã có hiệu quả rõ rệt, Sở sẽ tiến hành áp dụng đại trà tại cácphòng ban còn lại. Theo đó, các phòng ban có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chínhsẽ đăng ký tại bộ phận “một cửa” khoảng 2 tháng để nắm rõ quy trình và trình tựgiải quyết. Sau đó, các đơn vị này sẽ tiến tới việc trang bị máy tính cho cácnhân viên và kết nối máy tính của các phòng ban với hệ thống Server đặt tại tổ“một cửa”.
Được biết, việc xây dựng hệ thống MCĐT sẽgiúp cho lãnh đạo các huyện có thể theo dõi, quản lý và kiểm soát tình hìnhgiải quyết các loại hồ sơ hành chính trên từng cá nhân hoặc phòng ban được phâncông thụ lý hồ sơ. Các chuyên viên của bộ phận “một cửa” sẽ giảm bớt được khốilượng công việc thủ công phải xử lý hàng ngày, việc quản lý và lưu trữ hồ sơđược thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, hệ thống MCĐT còn góp phần xóa bỏ về căn bảncác thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanhnghiệp và người dân. Qua hệ thống này, công dân có thể liên lạc trực tiếp vớitổ “một cửa” hoặc vào trang dịch vụ công trực tuyến của đơn vị để gửi hồ sơ. Từđó, hồ sơ của họ sẽ được các chuyên viên thao tác trên mạng máy tính để đưa vàophần mềm tác nghiệp hành chính công xử lý. Ngược lại, họ cũng có thể tra cứukết quả giải quyết hồ sơ thông qua trang thông tin “một cửa điện tử”, máy tracứu thông tin đặt tại tổ “một cửa” hoặc liên hệ trực tiếp với các chuyên viên.Với việc lưu trữ thông tin liên tục và có hệ thống, các thông tin cần thiết vềquá trình giải quyết thủ tục hành chính sẽ được tổ “một cửa” cung cấp đầy đủ vàkịp thời. Cũng theo ông Lộc thì hiện tại, do hiện trạng hạ tầng của một số đơnvị còn lại của huyện chưa có mạng nội bộ hoặc có nhưng quy mô nhỏ nên địa phươngcần đầu tư và nâng cấp thêm node mạng và nối dây cáp… để lộ trình xây dựng hệthống MCĐT được nhanh chóng hoàn thiện và phát huy hiệu quả hơn nữa.
Lê Dung