Kinh tế

Đắk Nông và thế mạnh mới từ cây ăn quả, cây lương thực

Thanh Nga 02/08/2023 06:28

Cây ăn quả, cây lương thực đang dần trở thành cây thế mạnh của Đắk Nông sau cà phê, hồ tiêu. Tỉnh đang đẩy mạnh khai thác hiệu quả các loại cây này để phát triển kinh tế, thúc đẩy giảm nghèo.

Đắk Nông hiện có trên 18.000 ha cây ăn quả. Trong đó, có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như bơ, sầu riêng, xoài, mít... Diện tích bơ của tỉnh trên 3.150 ha, sầu riêng 6.139 ha, xoài 1.805 ha.

Chị Vũ Thị Nguyệt, tổ dân phố 1, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) cho biết, gia đình hiện có 100 cây sầu riêng Thái. Trong đó, 22 cây đang thời kỳ kinh doanh, mỗi năm thu về trên 4 tấn quả.

Năm nay, thương lái đến tận vườn thu mua sầu riêng với giá 58.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu về hơn 200 triệu đồng từ vườn sầu riêng.

img_0039(1).jpg
Những năm qua, nông dân Đắk Nông phát triển cây sầu riêng để tạo nguồn thu nhập

Sở NN-PTNT đánh giá, phần lớn các loại cây ăn quả ở Đắk Nông có năng suất và giá trị kinh tế cao. Trong đó, Đắk Mil được các thương lái, công ty, doanh nghiệp trong cả nước biết đến là vùng xoài, sầu riêng nổi tiếng. Nhiều loại cây ăn quả đã giúp người dân làm giàu thành công như sầu riêng, xoài, mít, măng cụt...

Đối với cây lương thực cũng đang dần chiếm thế thượng phong ở Đắk Nông. Từ năm 2018 đến nay, diện tích lúa của tỉnh ổn định trên 13.030 ha. Sản lượng lúa có chiều hướng tăng từ 78.666 tấn của năm 2018 lên 82.194 tấn vào năm 2022.

Các địa phương định hướng nông dân ứng dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như: Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, IR64, AC5, TH 3-3, Bắc ưu 903, VT 404, ST25, ST24... Năng suất lúa bình quân chung của tỉnh tăng từ 5,93 tấn/ha năm 2018 lên 6,30 tấn/ha năm 2022.

img_0325(2).jpg
HTX Nông nghiệp Buôn Choáh (Krông Nô) chú trọng trồng các giống lúa đặc sản 

Nổi bật nhất là vùng trồng lúa đặc sản ở Krông Nô. Bà Trần Thị Thanh Vân, Trưởng Ban quản lý VietGAP của HTX Nông nghiệp Buôn Choáh (Krông Nô) cho biết, xã Buôn Choáh có diện tích trồng lúa trên 750 ha.

Nhiều năm qua, vùng lúa Buôn Choáh được chứng nhận VietGAP, năng suất đạt bình quân 8-10 tấn/ha, chủ yếu các giống lúa ST24, ST25. Năm 2021, vùng sản xuất lúa Buôn Choáh được công nhận là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. 

Còn diện tích bắp toàn tỉnh có khoảng 40.650 ha. Các giống bắp có năng suất, chất lượng tốt được người dân sản xuất như: LVN99, CP 501, C919, Bioseed 9698, NK66, NK 67, NK 7328... Năng suất bắp hiện đạt 6,51 tấn/ha.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, cây ăn quả, cây lương thực đang dần trở thành lợi thế lớn của Đắk Nông. Khai thác tốt các loại cây trồng này sẽ giúp Đắk Nông phát triển kinh tế hiệu quả, đa dạng sản phẩm hàng hóa.

Tỉnh Đắk Nông đang phát triển cây ăn quả, cây lương thực theo hướng liên kết, chất lượng cao. Tỉnh đang thu hút các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho cây ăn quả, cây lương thực.

do-hoa-ong-tuan-anh-viet-1-.jpg

Định hướng của Đắk Nông đến 2030, tầm nhìn đến 2050 là hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả, cây lương thực quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang hỗ trợ nông dân, các HTX về kỹ thuật sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm… cây ăn quả, cây chủ lực hiệu quả. Trên cơ sở này, tỉnh từng bước nâng cao giá trị cho cây ăn quả, cây chủ lực.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Đắk Nông và thế mạnh mới từ cây ăn quả, cây lương thực
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO