Kinh tế

Đắk Nông nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Nguyễn Lương 13/03/2025 16:10

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Đắk Nông tích cực triển khai Chỉ thị 39 - CT/TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới.

Phát huy trách nhiệm người đứng đầu

Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 - CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Phát huy kết quả này, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục ban hành Chỉ thị 39 về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

hinh-3(1).jpg
Người dân Đắk Nông được vay vốn từ NHCSXH phát triển sản xuất

Theo Tỉnh ủy Đắk Nông, Chỉ thị 39 ban hành nhằm mục đích phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai tín dụng chính sách xã hội thời gian qua.

Thông qua chỉ thị nâng cao nhận thức, xác định vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương. Trên cơ sở này, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Chỉ thị 39 đã giao nhiệm vụ, phân công cho từng tổ chức, đơn vị trong quá trình thực hiện. Tổ chức đảng, chính quyền địa phương, MTTQ, các tổ chức hội đoàn thể xác định tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết quả trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

img_9083(1).jpg
Chương trình tín dụng nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn mà NHCSXH triển khai đã góp phần giúp nhiều người dân Đắk Mil có điều kiện đầu tư hệ thống nước sạch sinh hoạt

Các cấp uỷ, chính quyền địa phương, MTTQ phối hợp triển khai hiệu quả các chương trình cho vay. Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ vay vốn.

Quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động huy động, quản lý, sử dụng vốn của NHCSXH cần được tăng cường, tránh tình trạng xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện các tín dụng chính sách.

Các tổ chức chính trị xã hội thực hiện đầy đủ, hiệu quả các công việc được NHCSXH nhận ủy thác. Từng đơn vị lồng ghép các nội dung ủy thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị, xã hội.

Quá trình rà soát, đánh giá có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội hiện hành cần đẩy mạnh. Các đơn vị xây dựng cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

hinh-2(1).jpg
NHCSXH kiểm tra mô hình sử dụng vốn vay của người dân tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)

Hàng năm, địa phương tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào một đầu mối là NHCSXH.

Việc bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm cho NHCSXH tỉnh và các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện cần được tăng cường.

Vào cuộc kịp thời

Theo NHCSXH, đến nay, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tại Đắk Nông 413 tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng dư nợ.

Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh ủy thác 35 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện ủy thác 20,8 tỷ đồng. Đến năm 2030, Đắk Nông phấn đấu nguồn ngân sách ủy thác từ các cấp là 1.280 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, ngay sau khi có Chỉ thị 39, NHCSXH tỉnh chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền nội dung Chỉ thị 39.

hinh-4(1).jpg
NHCSXH Đắk Mil (Đắk Nông) giao dịch với người dân tại điểm giao dịch xã

Chi nhánh tích cực làm việc với các đơn vị trong việc tạo lập cơ chế nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Công tác nhận nguồn vốn ủy thác cho vay, việc tập trung các nguồn vốn cho vay ưu đãi trên địa bàn về một đầu mối là NHCSXH cũng được đơn vị chú trọng.

NHCSXH Đắk Nông chủ động báo cáo NHCSXH Trung ương cân đối, bố trí nguồn vốn kịp thời, bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu Chỉ thị 39.

NHCSXH mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội đối với các chương trình. Qua đó, đơn vị rút ra những khó khăn, tồn tại, bài học kinh nghiệm giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

hinh-1(1).jpg
Nhiều hộ đồng bào dân tộc tại chỗ ở Đắk Nông được vay vốn từ NHCSXH để phát triển kinh tế

Theo Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vũ Anh Đức, hiện nay, đơn vị tập trung thực hiện tốt các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng.

NHCSXH còn phối hợp cấp ủy các cấp tăng cường chỉ đạo các tổ chức chính trị, xã hội nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung đã nhận ủy thác.

“Chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. NHCSXH thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các hộ vay nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn”, ông Đức chia sẻ.

PNAT BAN PC MOI NHAT (2)

Theo ông Đức, thực tế, việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tại một số địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách.

Công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn một số đơn vị cấp xã còn thiếu chặt chẽ, chưa có các biện pháp cụ thể, tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng.

Trong đó phải kể đến là các biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm đối với hộ gia đình còn dư nợ vốn vay tại NHCSXH nhưng bỏ đi khỏi nơi cư trú…

Thời gian tới, NHCSXH tỉnh tập trung nguồn lực triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Ngoài nỗ lực của đơn vị, NHCSXH mong muốn cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua chi nhánh, nhằm mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Tính đến hết tháng 2/2025, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Đắk Nông là 4.754 tỷ đồng, tăng 2,25% so với cuối năm 2024. Riêng doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách trong 2 tháng đầu năm 2025 gần 367 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 5.380 hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

Đọc tiếp

x

Nổi bật

    Mới nhất
    Đắk Nông nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO