Kinh tế

Đắk Nông định vị thương hiệu cho nông sản

Thanh Nga 10/01/2024 04:58

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Đắk Nông cần chọn các sản phẩm đặc trưng, riêng biệt để định vị trên thị trường, giúp tăng khả năng tiêu thụ, tăng giá trị kinh tế.

ADQuảng cáo
img_0101(1).jpg
Sản phẩm cải thảo, củ cải của HTX Thịnh Phát, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã được các đối tác mua về chế biến xuất khẩu sang Hàn Quốc

Ông Phạm Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế du lịch nông nghiệp Việt Nam nhận định: Đắk Nông được thiên nhiên ban tặng đất trù phú, thích hợp với nhiều cây trồng, vật nuôi. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nông được xếp loại ngon, đặc sản như cà phê, hồ tiêu, mắc ca, các loại cây ăn trái, lúa gạo...

Tuy nhiên, Đắk Nông chưa thực sự khẳng định được thương hiệu rõ nét, nổi bật, chưa xây dựng được các “tên tuổi” cho sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Xây dựng nhận diện để nói đến Đắk Nông là người tiêu dùng biết đến, nghĩ ngay đến các đặc sản, sản phẩm ngon của tỉnh.

Ông Phạm Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế du lịch nông nông nghiệp Việt Nam

Thạc sĩ Trần Thị Hồng Thắm, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, bên cạnh đầu tư hàng đầu về chất lượng sản phẩm, Đắk Nông nên xây dựng hình ảnh gắn với tên miền "Đắk Nông" để xây dựng thương hiệu.

img_0148(1).jpg
Đắk Nông nên xây dựng hình ảnh gắn với tên miền "Đắk Nông" để xây dựng thương hiệu nông sản

Từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp Đắk Nông tập trung phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với phát triển du lịch. Đắk Nông đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, sinh thái và trách nhiệm.

ADQuảng cáo

Theo Sở NN-PTNT, hiện nay Đắk Nông có khoảng 141.000ha cà phê, sản lượng 361.000 tấn/năm; hồ tiêu 34.000ha, sản lượng 67.000 tấn/năm; điều 16.700ha, sản lượng 8.816 tấn/năm; sầu riêng 7.000ha, sản lượng 40.000 tấn/năm; bơ 3.200ha, sản lượng 16.000 tấn/năm; lúa 10.00ha, sản lượng khoảng 80.000 tấn/năm; rau và hoa hơn 7.100ha, sản lượng 100.000 tấn/năm

Đối với các cây trồng kém thích nghi, kinh tế thấp, tỉnh sẽ chuyển đổi. Đắk Nông ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế, nhu cầu thị trường lớn như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ, chanh dây…

Các cây trồng mới triển vọng như mắc ca, dược liệu, rau, hoa… Đắk Nông sẽ đưa ra bước đi phù hợp để thúc đẩy phát triển.

Đối với chăn nuôi, Đắk Nông tập trung phát triển các ngành hàng có tiềm năng và thị trường lớn như thịt heo, thịt gia cầm. Tỉnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao và ưu tiên nuôi các thủy sản có giá trị kinh tế cao.

img_0111(1).jpg
Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết tiếp tục chú trọng định hướng, hỗ trợ các cá nhân, đơn vị tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, mang đậm bản sắc riêng

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết: "Thời gian tới, chúng tôi chú trọng định hướng, hỗ trợ các cá nhân, đơn vị tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có tính đặc thù, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của Đắk Nông. Chúng ta có vùng đất thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông phù hợp với nhiều cây trồng, tạo ra chất lượng thơm ngon riêng mà nhiều nơi không có được. Các sản phẩm nông sản được khai thác phục vụ phát triển du lịch càng nâng cao giá trị kinh tế, xây dựng thương hiệu cho nông sản Đắk Nông.

Khâu quan trọng nữa đó là, tỉnh cần phát triển sản phẩm OCOP có quy mô lớn nhưng phải khắt khe về yêu cầu chất lượng. Đắk Nông khuyến khích các cá nhân, đơn vị phát triển các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của thế giới.

Đắk Nông cần tận dụng công nghệ số đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại điện tử… để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cả về số lượng và giá trị, khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông định vị thương hiệu cho nông sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO