Thời sự

Đắk Nông bàn giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm cà phê

Lê Dung 19/09/2023 14:03

Nhiều giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thu hái, bảo quản và chế biến cà phê đang được Đắk Nông triển khai, nhằm nâng cao giá trị cho ngành hàng cà phê toàn tỉnh.

img_4011-2-(1).jpg
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia và người dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh

Sáng 19/9, tại huyện Đắk Mil, Sở KHCN phối hợp với UBND huyện Đắk Mil tổ chức Hội thảo Khoa học và công nghệ cấp cơ sở lần thứ XV năm 2023, với chủ đề “Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Nông”.

Đắk Nông hiện có 139.932 ha cà phê, chiếm 23% tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh và 59,6% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Trong đó, diện tích cho thu hoạch có 127.084 ha, năng suất cà phê bình quân toàn tỉnh đạt 2,81 tấn/ha, sản lượng đạt 356.612 tấn.

img_3951(1).jpg
Phó Giám đốc Sở KHCN Đắk Nông Đặng Văn Tin trao đổi một số định hướng ứng dụng khoa học công nghệ cho ngành hàng cà phê

Diện tích, sản lượng cà phê của Đắk Nông đang chiếm trên 18% của cả nước, đứng thứ 3 toàn quốc và khu vực Tây Nguyên (sau tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng). Cà phê tại Đắk Nông đa số được trồng ở những khu vực thuận lợi, có nguồn nước tưới.

img_3938(1).jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil Phan Bá Tịnh nêu một số thực trạng trong sản xuất cà phê của địa phương

Trình độ thâm canh của các hộ dân cũng được tăng lên, nhất là khi triển khai chương trình tái canh cây cà phê với nguồn giống có chất lượng tốt. Nhiều diện tích tái canh cà phê đến nay đã bước vào thời kỳ thu hoạch chính, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cà phê hiện có.

img_3869(1).jpg
Sản phẩm cà phê của Đắk Nông đang được sản xuất theo hướng hữu cơ, chất lượng cao, đặc sản

Các địa phương có diện tích cà phê lớn của tỉnh hiện nay là: Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk R’lấp và Đắk Glong. Cà phê được trồng tại Đắk Nông chủ yếu là cà phê vối Robusta, chiếm tới 99% tổng diện tích.

img_3904(1).jpg
Sản lượng cà phê của Đắk Nông tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2004

Tuy nhiên, giá trị và sản lượng xuất khẩu của loại nông sản chủ lực này còn thấp. Thị trường chưa đa dạng. Việc xây dựng thương hiệu còn hạn chế. Vì vậy, việc sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, chất lượng cao, đặc sản để nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, phát triển bền vững đang là định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

img_3992(1).jpg
PGS. TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam trao đổi về việc chọn giống, kỹ thuật canh tác cà phê bền vững

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể về: định hướng phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh; phát triển liên kết chuỗi sản xuất và sản phẩm OCOP, cà phê chất lượng cao, đặc sản; phát triển cà phê theo hướng sinh thái bền vững gắn với vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ trong chế biến cà phê chất lượng cao…

img_3860(1).jpg
Nhiều sản phẩm cà phê của Đắk Mil được trưng bày tại Hội thảo

Diện tích cà phê tỉnh Đắk Nông năm 2004 chỉ đạt 64.900 ngàn ha. Đến năm 2022 đạt gần 140.000 ha. Sản lượng cà phê tăng từ 108.600 ngàn tấn lên 356.600 tấn, tăng hơn 3 lần so với năm 2004.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Đắk Nông bàn giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm cà phê
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO