Chính trị

Đắk Nông 20 năm, gặt hái nhiều thành tựu ấn tượng

PT - SV 01/03/2024 15:28

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm của Trung ương, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế-xã hội Đắk Nông đạt nhiều thành tựu ấn tượng.

ADQuảng cáo

Nhiều chỉ tiêu mang tính đột phá

20 năm qua, tốc độ tăng trưởng GRDP của Đắk Nông duy trì ổn định và bền vững; quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng. Đắk Nông đã thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, chưa phát triển.

1(1).png

Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm của tỉnh duy trì từ 5,5 - 7,5%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2023 ước đạt trên 23.889 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với năm 2004.

quy-mo-grdp.jpg

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại Đắk Nông đạt trên 68 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 12 lần so với năm 2004; tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2022 còn 7,97%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2023 của tỉnh dự kiến đạt 18.610 tỷ đồng, gấp 20 lần năm 2004 (903 tỷ đồng); tổng thu ngân sách giai đoạn 2004-2023 khoảng 31.879 tỷ đồng.

dh1..jpg

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản từ trên 50% trong cơ cấu GRDP của tỉnh giai đoạn trước năm 2010, còn hơn 39% năm 2023. Đắk Nông tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, với tỷ lệ tương ứng trên 19%/năm. Riêng năm 2023 lĩnh vực này chiếm trên 36% trong cơ cấu kinh tế.

Phát huy tốt 3 trụ cột

Trong suốt 20 năm, 3 trụ cột kinh tế gồm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch đã được phát huy, góp phần gia tăng giá trị nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

21(1).png

Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2004-2023 của Đắk Nông ước đạt 116.073 tỷ đồng. Trong đó, năm 2023 dự kiến đạt 14.199 tỷ đồng, tăng hơn 30 lần so với năm 2004 (465 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2004-2023 là 19,7%/năm.

qc-toan-canh-alumin.jpg
Nhà máy Alumin Nhân Cơ, chiếm khoảng 40% trong giá trị sản xuất công nghiệp nội tỉnh Đắk Nông

Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính cho tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh, với trên 50% tổng giá trị sản xuất. Điểm nhấn của công nghiệp Đắk Nông là Nhà máy Alumin Nhân Cơ, chiếm khoảng 40% trong giá trị sản xuất công nghiệp nội tỉnh. Hàng năm, nhà máy đóng góp gần 400 tỷ đồng cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động.

1-img_9195.jpg
Nhà máy Alumin Nhân cơ và việc thu hút đầu tư nhà máy luyện kim tại Khu công nghiệp Nhân Cơ đang từng bước đưa tỉnh Đắk Nông tiến tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp bô xít - nhôm và sau nhôm của quốc gia.

Ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản tỉnh có lợi thế so sánh như chế biến cà phê, hạt điều, cao su, ván MDF… được hình thành; công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp điện phát triển với nhiều dự án trọng điểm đã và đang triển khai.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp, với tổng diện tích 727,19ha gồm: Khu công nghiệp Tâm Thắng; Khu công nghiệp Nhân Cơ và Khu công nghiệp Nhân Cơ 2. Tỉnh có 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 149,61 ha.

3333(1).png

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 46 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 19.900 tỷ đồng, vốn thực hiện hơn 4.100 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Tâm Thắng đạt 88,21 %; Khu công nghiệp Nhân Cơ đạt 86,5%.

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp cũng đang từng bước phát huy lợi thế để nâng cao giá trị.

dua-luoi(1).jpg
Nông nghiệp Đắk Nông đang từng bước phát huy lợi thế để nâng cao giá trị

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Đắk Nông tăng từ 2.400 tỷ đồng năm 2004 lên hơn 34.300 tỷ năm 2023, tương đương tăng gấp 14 lần. Cơ cấu nội ngành Nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng, giảm về tỷ trọng, tăng về giá trị.

Giá trị sản xuất trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2023 đạt 103 triệu đồng, tăng 89,99 triệu đồng so với năm 2004, tương đương tăng gấp 7,9 lần.

Tỉnh đã thành lập 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 120ha; công nhận 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với quy mô hơn 2.400ha. Tỉnh định hình và phát triển được 23 sản phẩm chủ lực, ngành hàng thế mạnh như cà phê, hồ tiêu, điều, khoai lang, bơ, sầu riêng...

Toàn tỉnh có trên 28.000ha cây trồng các loại được tổ chức sản xuất có chứng nhận như VietGAP, 4C, UTZ Certified, GlobalGAP, Organic…; 165 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; 1 Chỉ dẫn địa lý “Hồ tiêu Đắk Nông”; 60 sản phẩm của 53 doanh nghiệp, HTX, chủ cơ sở sản xuất được chứng nhận sản phẩm OCOP; hàng trăm sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử.

xoai-nx.jpg
Các sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nôngngàycàngđượcbảoquản,chếbiếnsâu

Diện tích các loại cây trồng chủ yếu dự kiến năm 2024 ước đạt 320.200 ha, tăng gấp 2 lần so với năm 2004, tương đương 157.234 ha. Toàn tỉnh hiện có 473 trang trại chăn nuôi, trong đó có 328 trang trại chăn nuôi heo; 93 trang trại chăn nuôi gia cầm, 48 trang trại chăn nuôi trâu, bò, 4 trang trại chăn nuôi dê...

Trụ cột thứ ba về du lịch cũng đạt được nhiều dấu ấn quan trọng. Mặc dù xuất phát điểm về du lịch của Đắk Nông khá thấp, nhưng đến nay lĩnh vực này đang có những bước phát triển mới, đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tổng lượt khách du lịch đến Đắk Nông đạt 512.500 lượt, tăng 306,4% so với năm 2021 (trong đó khách quốc tế đạt khoảng 2.000 lượt), doanh thu du lịch khoảng 65 tỷ đồng, tăng 240% so với năm 2021.

thac-2-.jpg
Trụ cột thứ ba về Du lịch cũng đạt được nhiều dấu ấn quan trọng

Riêng năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Đắk Nông đạt 679.000 lượt, tăng 32,5% so với năm 2022. Trong đó khách quốc tế ước đạt 5.400 lượt, tăng 170% so với năm 2022. Tổng doanh thu ngành du lịch trong năm 2023 ước đạt 160 tỷ đồng, tăng 146,1% so với năm 2022. Lượng khách du lịch đến Đắk Nông tăng bình quân 13%/năm; tổng doanh thu tăng bình quân 18%/năm.

Hướng phát triển mới cho du lịch Đắk Nông là khai thác tiềm năng, lợi thế của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Ngoài ra, tỉnh tập trung khai thác các cảnh quan, thác nước, hồ thủy điện, rừng tự nhiên, nông nghiệp, đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số... để phát triển du lịch.

Mở rộng thị trường xuất khẩu sang 35 quốc gia

Giai đoạn 2004-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Đắk Nông đạt 186 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,4%. Riêng năm 2023, lĩnh vực này dự kiến đạt 22.415 tỷ đồng, tăng hơn 21 lần so với năm 2004.

sau-rieng-dak-mil.jpg
Sâu riêng một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông

Giai đoạn 2004-2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Đắk Nông đạt 11.867 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,61%/năm. Trong đó, riêng năm 2023, xuất khẩu ước đạt 1.271 triệu USD, tăng gần 25,6 lần so với năm 2004. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, alumin, ván MDF.

Thị trường xuất khẩu của Đắk Nông được mở rộng đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đắk Nông có 18 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2004-2023 của Đắk Nông đạt 2.726 triệu USD, tăng bình quân trên 29%/năm.

Hạ tầng ngày càng đồng bộ

Năm 2004, Đắk Nông chỉ có 3.412 km đường bộ với tỉ lệ nhựa hóa chỉ đạt 14%. Có 86% đường là đường đất, đường cấp phối. Tỉnh Đắk Nông có 5 bến xe, với chất lượng rất thấp. Toàn tỉnh có 9 đơn vị kinh doanh vận tải, với 122 phương tiện…

trang-20-thay-hinh.jpg
Hạ tầng giao thông ở Đắk Nông sau 20 năm đã có nhiều thay đổi đáng kể (Trong ảnh: đường Hồ Chí Minh qua huyện Đắk Song)

Đến nay, tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông toàn tỉnh đạt 70% so với 14% năm 2004. Các tuyến quốc lộ được nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa 100%; tỷ lệ nhựa hóa đường tỉnh đạt 100%, đường huyện đạt 88% và đường xã, thôn, bon đạt 53%.

Tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) hiện đang được chuẩn bị đầu tư. Tỉnh Đắk Nông mở mới dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3 và tỉnh lộ 5.

z5235580437768_d39245ab639c7cdc08cd616aa70db42b-d0a59eee1069216a1e54a7174843e30f(1).jpg

Đặc biệt, Bộ Quốc phòng và Bộ GT-VT thống nhất chủ trương quy hoạch sân bay Nhân Cơ của Đắk Nông là sân bay chuyên dùng quốc phòng kết hợp với dân sự.

Từ một tỉnh chưa có đô thị loại IV, đến nay tỉnh Đắk Nông đã có 9 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại III (TP. Gia Nghĩa). Tỷ lệ đô thị hóa của Đắk Nông tăng từ 7% năm 2004 lên 28% năm 2023. Đắk Nông đang hướng tới mục tiêu đưa đô thị Gia Nghĩa lên đô thị loại II và phát triển thêm 2 đô thị loại IV (Đắk R'lấp và Đắk Mil).

mb-22024-1-(1).jpg

Đến nay, toàn tỉnh có 38/60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 60%; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bình quân mỗi xã đạt 16,8 tiêu chí nông thôn mới, tăng 13,52 tiêu chí so với lúc xuất phát. TP. Gia Nghĩa đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 2/7 huyện có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Giảm nghèo, an sinh xã hội được quan tâm

Công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trong những năm qua luôn được quan tâm và đạt thành tích nổi bật. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33,7% năm 2005 còn 7,97% năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm giảm từ 4-5%. Trong giai đoạn 2008-2020 đã hỗ trợ xây dựng 4.356 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khó khăn khác.

img_0218.jpg
Đông bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông giữ gìn phát huy gia 1tri5 nghề diệt thổ cẩm

Số lao động được tạo việc làm của tỉnh là 329.025 lượt người; đào tạo nghề cho 90.506 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 40.200 người.

Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được quan tâm, chú trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 7.025 người có công đã được xác nhận, trong đó 2.790 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, 875 thân nhân liệt sĩ hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; 100% người có công với cách mạng và thân nhân được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 100% bà mẹ Việt Nam anh Hùng được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng suốt đời…

tuu-truong-dak-glong_5.jpg
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, phát triển vững chắc và toàn diện ở các cấp học

Giáo dục đào tạo đạt được những tiến bộ mới, toàn diện. Từ 174 cơ sở giáo dục năm 2004, đến nay có 371 cơ sở, tăng 197 cơ sở giáo dục so với năm học 2003- 2004. Cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư kiên cố và chuẩn hóa. Tổng số trường chuẩn quốc gia là 189 (đạt 59,6%). Quy mô học sinh phát triển nhanh và ổn định, từ 105.020 học sinh (2004) lên 185.581 học sinh (năm 2023).

tuu-truong-dak-nong-3-1-.jpg
Giáo dục đào tạo tỉnh Đắk Nông đạt được những tiến bộ mới

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, phát triển vững chắc và toàn diện ở các cấp học, chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang tập trung dạy học, phát hiện năng lực và phẩm chất của học sinh. Đội ngũ nhà giáo phát triển mạnh cả về số lượng, trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

tao-hon-dak-glong-1--593b0907da2faa0a4d4d9c7a7929a275.jpg
Lĩnh vực y tế Đắk Nông có nhiều tiến bộ

Lĩnh vực y tế có nhiều tiến bộ. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 425 giường; 7 bệnh viện tuyến huyện với 945 giường; 71/71 trạm y tế tuyến xã, phường; trong đó có 68/71 trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tổng số giường bệnh đạt 1.370 giường, tăng 897 giường so với năm 2004. Các chỉ tiêu y tế đạt khá với 20,2 giường bệnh/vạn dân; 8,5 bác sĩ/vạn dân; 92% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Giữ vững quốc phòng – an ninh

20 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đi đôi với củng cố quốc phòng - an ninh; thường xuyên chăm lo, xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, lực lượng biên phòng trong sạch, vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

hinh-8.jpg
20 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đi đôi với củng cố quốc phòng- an ninh

Các lực lượng chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; giải quyết tốt tình hình an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không để xảy ra khủng bố, biểu tình, bạo loạn, xâm nhập, nhen nhóm hình thành các tổ chức phản động trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng hoạt động được nâng lên. Phương thức lãnh đạo, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

dsc06690.jpg
Đội ngũ cán bộ tỉnh Đắk Nông hướng về cơ sở, tuyên truyền hướng dẫn, nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân

Công tác xây dựng Đảng được tập trung chỉ đạo toàn diện trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chất lượng hoạt động của HĐND, UBND các cấp ngày càng được nâng cao. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

Kỳ họp có 43/48 đại biểu tham dự
Chất lượng hoạt động của HĐND các cấp ngày càng được nâng cao.

Công tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến rõ nét. Các đoàn viên, hội viên thể hiện vai trò là nòng cốt và tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

3-bai-hoc-quy(1).png
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông 20 năm, gặt hái nhiều thành tựu ấn tượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO