Mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng trên địa bàn huyện Đắk Mil vẫn không để xảy ra tình trạng khô hạn trên diện rộng. Có được kết quả này là do các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và nông dân các địa phương đã và đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo nước tưới trong sản xuất...
Mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài nhưngtrên địa bàn huyện Đắk Mil vẫn không để xảy ra tình trạng khô hạn trên diệnrộng. Có được kết quả này là do các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và nôngdân các địa phương đã và đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảonước tưới trong sản xuất.
Thời tiết khô hạn nhưng vườn cà phê của giađình ông Nguyễn Văn Hảo ở thôn 5 xã Đắk Lao cũng như nhiều hộ dân trồng cà phêtrên địa bàn xã vẫn xanh tốt. Theo ông Hảo thì qua các phương tiện thông tinđại chúng nên ông đã biết mùa khô năm nay đến sớm và kết thúc muộn hơn mọi năm.Do đó, ông đã chuẩn bị cho mình một kế hoạch nhằm hạn chế tác hại đến câytrồng, nhất là đối với loại cây cần khá nhiều nước như cà phê. Năm nay, ông vẫntiếp tục phương châm sử dụng một cách tiết kiệm nguồn nước từ giếng, ao hồ đểtưới nên vườn cà phê chắc sẽ trụ vững đến mùa mưa. Xã Đắk Lao hiện có 8 côngtrình thủy lợi lớn nhỏ, mực nước ở tất cả các công trình đều đã xuống thấp,trong đó hồ Đắk Loou đã bị cạn trơ đáy. Đây là hồ được đưa vào sử dụng tướitiêu nhiều năm nay, có thể tưới cho trên 200 ha cà phê của 150 hộ dân trên địabàn. Để đối phó với tình trạng khô hạn, xã đã tích cực chỉ đạo nhân dân sử dụngnước từ các hồ đập tự nhiên một cách tiết kiệm. Cán bộ nông nghiệp, thủy lợicủa xã cũng thường xuyên theo dõi mực nước tại các công trình thủy lợi để thammưu lên cấp trên việc điều tiết nước một cách cần thiết nhất. Vì vậy, hiện nay,cây trồng trên địa bàn vẫn chưa xảy ra tình trạng cháy lá, khô cành vì thiếunước.
Nông dân xã Thuận An (Đắk Mil) chăm sóc ngô vụ đông xuân. Ảnh: H.T |
Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện ĐắkMil, ngay từ đầu vụ, đơn vị đã tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo,hướng dẫn sản xuất, trong đó nêu rõ tầm quan trọng của công tác phòng và chốnghạn. Đặc biệt, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm traviệc vận hành, khai thác tất cả các công trình thủy lợi trên địa bàn, trong đó,nhắc nhở các cá nhân, tổ chức làm tốt việc duy tu, bảo dưỡng các thiết bị nhưmáy đóng mở van cống, cửa cống, cửa tràn xả lũ… Các xã cũng quán triệt tới cáccán bộ nông nghiệp, người quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, hồ, đập chứanước ở địa bàn phải thường xuyên theo dõi lượng nước, có sự xả và đóng hợp lý,tiết kiệm để đảm bảo nước tưới trong suốt vụ sản xuất. Đồng thời, các thôn, xómtổ chức cho nông dân thực hiện nạo vét, tu bổ kênh mương, khơi thông cống dẫnđể tránh thất thoát nước. Ông Nguyễn Văn Truyền, Trạm Quản lý Khai thác thủylợi Đắk Mil cho biết: “Trạm được giao quản lý, khai thác 6 công trình thủy lợi,đảm bảo tưới cho các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày với tổng diện tíchhơn 800 ha. Để tích cực chống hạn, bên cạnh việc thường xuyên bảo dưỡng máymóc, vận hành đúng quy trình kỹ thuật để tránh hư hỏng thì trạm đã tiến hànhnạo vét, tu sửa được hơn 35 km kênh mương chính với tổng kinh phí hơn 250 triệuđồng. Do có lịch sử dụng nước hợp lý, khoa học nên đến nay, cây trồng không bịkhô hạn, sinh trưởng và phát triển tốt”. Tuy nhiên, trước nắng nóng kéo dài,mực nước của các công trình thủy lợi, hồ đập chứa nước trong toàn huyện đãxuống thấp, vì vậy, bà con cũng như chính quyền các địa phương cần có sự chủđộng đối phó với tình hình này nhằm tránh những thiệt hại không đáng có.
Theo báocáo của Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện thì vụ này, lịch sản xuất đối với cây lúamuộn hơn so với các địa phương khác nên việc phòng, chống hạn ở Đắk Mil cầnphải chú trọng hơn vì thời điểm xuống giống, làm đòng, trổ bông dễ trùng vàocao điểm mùa khô. Cùng với việc tu sửa, nạo vét được hàng chục km kênh nội đồngthì bà con còn chủ động đối phó với hạn hán bằng việc gieo cấy những giống lúalai có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu hạn tốt, năng suất cao như: Nhịưu 838, lúa xác nhận IR 64…
Hồng Thoan