Cùng với đó, người dân đã mạnh dạn đầu tư thay thế những giống cũ năng suất, chất lượng kém bằng giống mới phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu… để đạt năng suất, chất lượng cao hơn; áp dụng công nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn tốt trong sản xuất nông nghiệp như VietGap và hữu cơ, Oganic. Hiện nay, Đắk Mil đã có 13 sản phẩm nông sản đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao; ngày càng được nhân rộng và nâng cao giá trị, nâng tầm các nhãn hiệu, thương hiệu như cà phê, sầu riêng, xoài của địa phương... Với diện tích trên 1 ha trồng xen canh đạt 350-400 triệu đồng/năm. Mục tiêu đến 2025, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đắk Mil chiếm từ 30-35% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện, tăng 19% so với hiện nay.
Nhiều hộ dân ở Đắk Mil đã sản xuất cà phê theo hướng chất lượng cao |
Nông dân Đắk Mil chăm sóc xoài theo hướng hữu cơ và quyết tâm nâng tầm thương hiệu |
Sầu riêng là cây ăn trái có thế mạnh của huyện Đắk Mil đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp nhãn hiệu |
Các sản phẩm đạt OCOP đã gia tăng được giá trị, góp phần phát triển kinh tế, tăng quy mô sản xuất và doanh thu |
Nông dân thôn Tây Sơn, xã Long Sơn (Đắk Mil) phát triển tốt giống bưởi da xanh |
Mai Anh