Đắk Mil đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại

10/04/2011 10:31

Những năm qua, huyện Đắk Mil đã tập trung định hướng cho người dân về cây trồng, vật nuôi phù hợp, đồng thời, tạo điều kiện về vay vốn sản xuất để đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho sự phát triển về kinh tế nông nghiệp của địa phương...

ADQuảng cáo

Những năm qua, huyện Đắk Mil đã tập trung định hướng cho người dân vềcây trồng, vật nuôi phù hợp, đồng thời, tạo điều kiện về vay vốn sản xuất để đẩymạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, mở ra một hướng đi đầy triển vọngcho sự phát triển về kinh tế nông nghiệp của địa phương.


Từ những mô hình hay

Trang trại chăn nuôi của gia đình chị LêThị Thành ở thôn 3 (xã Đắk N’Drót) là một điển hình về phát triển chăn nuôi heosiêu nạc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trang trại có diện tích rộng 3.000 m2,được chia làm 4 khu vực gồm: khu cho lợn nái sinh sản, lợn đẻ nuôi con, lợn conmới tách sữa và khu vực nuôi lợn thương phẩm. Từ năm 2009 đến nay, gia đình chịThành thường xuyên duy trì nuôi 52 con lợn nái siêu nạc sinh sản. Với các lứalợn con được sinh ra gối nhau, chuồng lợn thương phẩm nhà chị lúc nào cũng cókhoảng 1.000 đầu lợn. Trung bình mỗi năm gia đình chị Thành xuất trên 150tấn lợn hơi, trừ chi phí cũng cho thu lãitrên 600 triệu đồng/năm. Chị Thành tâm sự: “Việc chănnuôi lợn siêu nạc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với việc chăn nuôilợn truyền thống. Bởi giống lợn siêu nạc tăng trọng nhanh hơn và giá bán lợnthương phẩm luôn được cao hơn từ 5.000-7.000 đồng/kg so với giống lợn thường.Việc chăn nuôi lợn giống siêu nạc quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủdịch bệnh cho đàn lợn, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra thú y và giữ chonhiệt độ của chuồng lợn không nóng quá vào mùa hè, không lạnh quá vào mùa đông.Nhờ học hỏi kiến thức từ các buổi tập huấn kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện,học qua sách báo và tự đúc rút kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi nên đànlợn nhà tôi luôn phát triển ổn định”. Còn gia đình ông Nguyễn Minh Hóa ở thịtrấn Đắk Mil lại phát triển trang trại theo hướng tổng hợp. Nhờ biết áp dụng môhình “đa cây” trong quá trình phát triển trang trại, gia đình ông luôn có nguồnthu nhập ổn định từ 250-300 triệu đồng/năm. Ông Hóa cho biết: “Do trướcđây chưa am hiểu nhiều về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên tôi chủ yếutrồng thật nhiều giống cây để lựa chọn xem loại cây nào phù hợp, mang lại hiệuquả hơn thì tập trung mở rộng diện tích. Đến nay, tôi đã nhận thấy việc trồngcây cam, cây quýt xen với cà phê, cây lâm nghiệp tỏ ra thích hợp với vùng đấtnày và mang lại thu nhập cũng khá cao”.


Trang trại nuôi heo siêu nạc của gia đình chị Lê Thị Thành mang lại thunhập cao

ADQuảng cáo

    Theo Phòng Nông nghiệp huyện thì trên địabàn hiện có 203 trang trại vừa và nhỏ với tổng diện tích gần 1.250 ha; trong đócó 125 trang trại trồng cây lâu năm, 34 trang trại trồng cây hàng năm, 41 trangtrại kinh doanh tổng hợp... Tổng số lao động sử dụng là 3.383 người. Từ thực tếsản xuất, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, những người nông dân ởĐắk Mil đã chủ động học hỏi thêm kinh nghiệm ở các địa phương khác để vận dụngsáng tạo vào thực tiễn sản xuất của mình. Qua đó, họ đã tìm ra được những giốngcây trồng, vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, những cách làm hay, manglại hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Đến các giải pháp nhânrộng

Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả kinh tếtrang trại, huyện Đắk Mil đã, đang và sẽ xác định tập trung thực hiện các giảipháp trọng tâm như: quy hoạch khoa học về phân vùng chăn nuôi, chuyên canh lâmsản, cây ăn quả, đồng thời, xác định rõ cây trồng, vật nuôi thế mạnh làm trọngđiểm phát triển. Bên cạnh đó, huyện đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sửdụng đội ngũ cán bộ khoa học cơ sở để tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ kỹthuật, công nghệ sinh học cho các chủ trang trại. Đặc biệt, chính sách hỗ trợvà khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến nông, lâm sản; tiếp tụchoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận kinhtế trang trại để các chủ trang trại được hưởng các ưu đãi và yên tâm đầu tư mởrộng sản xuất luôn được huyện đặt lên hàng đầu. Cùng với đó, việc quy hoạchvùng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến va xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; ứng dụng khoa học- công nghệ từ khâu tạo giống, chăm sóc, bảo vệ và bảo quản, chế biến sau thuhoạch, tạo ra sản phẩm chất lượng, năng suất cao sẽ được huyện đặc biệt chútrọng. Ngoài ra, việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,mở các lớp tập huấn, hỗ trợ nông dân về khoa học, kỹ thuật, thị trường tiêuthụ, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý, hạchtoán kinh doanh cho các chủ trang trại nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóatrong cơ chế thị trường. Huyện cũng khuyến khích các hộ phát triển các trangtrại chăn nuôi đại gia súc nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa tập trung, bảo đảmthuận lợi trong việc quản lý giống, nâng cao chất lượng nông phẩm… góp phầnthúc đẩy kinh tế trang trại phát triển.

Với những kết quả đã đạt được cùng vớicác giải pháp đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới, hi vọng rằng các môhình kinh tế trang trại ở Đắk Mil sẽ ngày càng được nhân rộng và phát triển,góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế của huyện giai đoạn 2010-2015.

Bài, ảnh:Nguyễn Lương

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Mil đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO