Hàng hóa buộc tiêu hủy là 190 bao thuốc lá ngoại nhập lậu, 14 nghìn vỏ bao bì muối ăn, 120 áo thun giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 20 thùng phân bón nước NPK 20-19-22+TE vi phạm; 90 chai sữa tắm gội; gần 1400 bao muối iot; 480 mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn; 05 máy tính nhãn hiệu Casio Fx570ms, xuất xứ Trung Quốc; 18 đôi giày giả mạo nhãn hiệu NIKE, 14 chiếc Vợt tenis xuất xứ Trung Quốc; 11 chiếc đồng hồ đeo tay gắn nhãn hiệu TISSOT ngoại nhập; 07 chiếc đồng hồ Trung Quốc; 18 giỏ xe máy giả mạo nhãn hiệu HONDA; 4 gác baga giả mạo nhãn hiệu HONDA; 65 chai LPG đã qua sử dụng.
Tổng giá trị của toàn bộ số hàng hóa nói trên là gần 135 triệu đồng. Đây là các loại hàng cấm, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ không bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để lưu thông trên thị trường và hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng do Cục Quản lý thị trường ban hành quyết định phê duyệt phương án xử lý theo quy định của pháp luật.
Quá trình tiêu hủy được thực hiện dưới sự giám sát của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và cơ quan chức năng có liên quan, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Phương pháp được tiêu hủy là dùng búa đập nát, dùng kéo cắt, dùng máy cắt, chôn lấp… phù hợp với từng chủng loại hàng hóa tiêu hủy.
Việc tiêu hủy các hàng hóa này nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, có tính giáo dục, răn đe các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp trong đấu tranh chống lại các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.