Tỉnh Đắk Lắk hiện có 32.785ha sầu riêng, đứng thứ 2 cả nước sau Tiền Giang. |
Nắm chắc tình hình xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 32.785ha sầu riêng, trong đó diện tích trồng thuần là 9.556ha, chiếm 29,14%, diện tích trồng xen 23.229ha, chiếm 70,85% và diện tích cho thu hoạch sản phẩm 15.852ha, chiếm 48,35%.
Như vậy, đến nay Đắk Lắk là tỉnh có diện tích, sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước sau Tiền Giang và hiện nay giá sầu riêng đang ở mức cao dao động từ 80.000-110.000 đồng/kg tùy loại. Nhiều năm nay, cây sầu riêng đang trở thành cây trồng chính và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân ở Đắk Lắk.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã cấp 266 mã số vùng trồng với tổng diện tích 7.292ha, chiếm 79,8% diện tích trồng thuần và 46% so với diện tích cho sản phẩm. Trong đó có 68 mã số vùng trồng với diện tích 2.521ha đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và 198 vùng trồng với diện tích 4.771ha đang chờ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.
Trong 68 mã số vùng trồng được phê duyệt hầu hết do các tổ chức như doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đứng tên đại diện, duy nhất chỉ có 1 vùng trồng do cá nhân đại diện.
Về cơ sở đóng gói, cả nước có 168 cơ sở đóng gói sầu riêng được phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số, trong đó tỉnh Đắk Lắk có 23 cơ sở.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp 266 mã số vùng trồng với tổng diện tích 7.292ha, chiếm 79,8% diện tích trồng thuần và 46% so với diện tích cho sản phẩm. Trong đó có 68 mã số vùng trồng với diện tích 2.521ha đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và 198 vùng trồng với diện tích 4.771 ha đang chờ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.
Cũng theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, qua rà soát cho thấy, đến nay toàn tỉnh có 251 cơ sở thu mua sầu riêng, trong đó tập trung tại một số huyện như: Krông Pắc 101 cơ sở, huyện Cư M’gar 64 cơ sở, huyện Krông Búk 11 cơ sở, Buôn Hồ 10 cơ sở…
Đặc biệt, trong vụ thu hoạch sầu riêng năm 2024, toàn tỉnh đã có 37 cơ sở cấp đông sầu riêng, tập trung tại một số huyện như Krông Pắc 15 cơ sở, thị xã Buôn Hồ 8 cơ sở, huyện Cư M’gar 5 cơ sở và thành phố Buôn Ma Thuột 3 cơ sở… với tổng công suất 3.170 tấn.
Nhiều năm nay, cây sầu riêng đang trở thành cây trồng chính và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân ở Đắk Lắk. |
Nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu mua, xuất khẩu sầu riêng vụ mùa năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố liên quan phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan nắm chắc tình hình xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, kịp thời phát hiện, phối hợp xác minh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ và chỉ dẫn địa lý; các đơn vị sử dụng mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng để xuất khẩu không bảo đảm quy định, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng nếu bị phía đối tác phát hiện. Công khai các mã số vùng trồng, mã đóng gói sầu riêng đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, hồ sơ đang chờ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt một cách minh bạch.
Đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 68 mã số vùng trồng với diện tích 2.521ha đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và 198 vùng trồng với diện tích 4.771ha đang chờ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. |
Nghiên cứu, đề xuất hình thành chuỗi liên kết theo hướng tổ chức chuỗi liên kết từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý, kiểm dịch thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành vùng nguyên liệu gắn với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, bảo đảm khép kín, rút ngắn thời gian trong hoạt động xuất khẩu.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Trung ương và địa phương nắm chắc tình hình phát triển sầu riêng trong nước, khu vực; khả năng tiêu thụ sầu riêng của thị trường Trung Quốc và các thị trường khác để dự báo, khuyến cáo, tuyên truyền người dân không phát triển sầu riêng ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt quá cầu, phá vỡ quy hoạch các cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh…
Các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và thu mua, xuất khẩu sầu riêng cho nông dân. |
Yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có diện tích sầu riêng lớn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và thu mua, xuất khẩu sầu riêng để người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nắm vững các quy định và có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, không để các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi, gây thiệt hại về kinh tế, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Tăng cường công tác quản lý, rà soát, kiểm tra các kho, xưởng thu mua sầu riêng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý kho, xưởng xây dựng trái phép, không tuân thủ quy định của pháp luật.
Kiểm tra đột xuất các vùng trồng, cơ sở đóng gói quả sầu riêng
Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định kiểm tra các vùng trồng, cơ sở đóng gói sản phẩm từ quả sầu riêng trên địa bàn tỉnh.
Một cơ sở thu mua sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn huyện Krông Pắc. |
Theo kế hoạch, trong quý III và quý IV, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk sẽ đi kiểm tra đột xuất tại trụ sở làm việc và kiểm tra thực tế tại vùng trồng, cơ sở đóng gói sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu đã được cấp, phê duyệt mã số; cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả sầu riêng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Đoàn kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra các tổ chức, cá nhân là chủ mã số các vùng trồng sầu riêng đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cấp mã số; các cơ sở, tổ chức, cá nhân đóng gói quả sầu riêng tươi phục vụ xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cấp mã số; các cơ sở, tổ chức, cá nhân đóng gói quả sầu riêng tươi phục vụ xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cấp mã số; các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trái sầu riêng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Một cơ sở thu mua đóng gói sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn huyện Krông Pắc. |
Đối với các tổ chức, cá nhân là chủ mã số các vùng trồng sầu riêng đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cấp mã số, đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra việc duy trì điều kiện đáp ứng nhu cầu nước nhập khẩu Trung Quốc; kiểm tra sản lượng quả sầu riêng tươi niên vụ 2024, việc ủy quyền mã số cho các cơ sở đóng gói xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc; lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với quả sầu riêng tươi (nếu có).
Đoàn kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra các tổ chức, cá nhân là chủ mã số các vùng trồng sầu riêng đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cấp mã số; các cơ sở, tổ chức, cá nhân đóng gói quả sầu riêng tươi phục vụ xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, cấp mã số
Đối với các cơ sở, tổ chức, cá nhân đóng gói quả sầu riêng tươi phục vụ xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt cấp mã số, sẽ kiểm tra việc đáp ứng quy định hiện hành của Việt Nam và quy định của nước nhập khẩu để duy trì mã số cơ sở đóng gói cho sản phẩm sầu riêng xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc; kiểm tra, truy xuất nguồn gốc đối với mã số vùng trồng sầu riêng được cơ sở đóng gói xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc; lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các chất khác có liên quan đối với quả sầu riêng tươi (nếu có).
Một cơ sở chế biến, cấp đông sầu riêng ở Đắk Lắk. |
Bên cạnh đó, đối với các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trái cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh, đoàn sẽ kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản phẩm thực phẩm; kiểm tra việc ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
Đồng thời, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển thực phẩm; kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm; lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các chất khác có liên quan đối với các sản phẩm từ quả sầu riêng (nếu có)…