Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ. Bình Định còn được biết đến với truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội (hát tuồng), nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển... cùng với các lễ hội Đỗng Đa, Cầu ngư và các lễ hội của các dân tộc miền núi...
Mô phỏng đánh Bài Chòi dân gian Bình Định |
Năm 2008, dự án đường Xuân Diệu dọc bờ biển thành phố Quy Nhơn (Bình Định) được khánh thành. Chiều dài toàn bộ tuyến đường gần 3500m, lòng đường rộng 12m. Xây dựng đồng bộ với đường Xuân Diệu là các hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, cây xanh, thảm cỏ…
Điểm nổi bật trên tuyến đường này là có nhiều tác phẩm điêu khắc mô phỏng các nét đặc trưng văn hóa của đất Bình Định như các thế võ cổ truyền nổi tiếng của Tây Sơn-Bình Định, nón lá, bánh ít lá gai, bài chòi, cá ngừ đại dương, rượu bầu đá…
Mô phỏng anh Hiệu (người hô thai) trong Bài Chòi dân gian Bình Định |
Bức tranh đá khắc một nội dung trong Hô Bài Chòi dân gian Bình Định |
Mô phỏng bình rượu Bầu Đá |
Mô phỏng cá ngừ đại dương |
Mô phỏng bánh ít lá Gai |
Mô phỏng nón ngựa Phú Gia (Ở làng Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định), những chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng phượng trên đỉnh nón ngày xưa được giới quan lại, địa chủ dùng để đội khi cưỡi ngựa. Đây chính là lý do chiếc nón Phú Gia được gọi là nón ngựa) |
Các bức tượng mô phỏng được đặt trên vỉa hè đường Xuân Diệu, bên bờ biển thành phố Quy Nhơn thơ mộng và xinh đẹp |