5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Người M’nông, Ê đê, Gia Rai, Ba Na, K’ho, Xơ Đăng, H’rê... luôn có những lễ hội mang sắc thái độc đáo, ấn tượng.
Với quan niệm vạn vật hữu linh, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có nhiều nghi lễ, lễ hội liên quan đến vòng đời, lao động sản xuất. Đến nay, nhiều nghi lễ truyền thống vẫn được bảo tồn, tổ chức như lễ cúng sức khỏe voi, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước...
Lễ cúng sức khỏe cho voi của người Ê đê thu hút đông đảo người dân và du khách tham giaLễ cúng lúa mới được xem là lễ hội đặc trưng, tiêu biểu, thường được tổ chức của các dân tộc thiểu số Tây NguyênNghi lễ vòng đời cúng sức khỏe của đồng bào thiểu số Tây NguyênNgoài ý nghĩa tạ ơn, cầu vụ mùa, lễ cúng bến nước của đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê... còn giáo dục mọi người ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường đất, nước, rừng...Các nghi thức cúng lễ là sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, đất trờiẨm thực truyền thống không thể thiếu trong các lễ hội đồng bào Tây NguyênPhần hội thường có các trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc như tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, đua voi, giã gạo, đấu vật...Hoạt động giã gạo truyền thốngĐấu vật là môn thể thao không thể thiếu trong các lễ hộiVà cũng không thể thiếu nội dung tạc tượng gỗNhững vòng tay siết chặt nhau nhảy múa bên ánh lửa bập bùng trong đêm hội
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.