Xuất phát từ chương trình phủ xanh đấttrống, đồi núi trọc của những năm trước đây, hiện trên địa bàn huyện Đắk Glongđang hình thành một hướng làm ăn mới, thu hút người dân địa phương tham gia.Đơn cử như gia đình ông K’Ba ở xã Quảng Khê đã nhận khoán, chuyển đổi những khuvực đất đồi kém hiệu quả sang trồng trên 14 ha rừng keo lai. Gia đình bà NguyễnThị Thoa ở thôn 4 trồng được 20 ha keo lai từ phần đất nhận khoán của lâmtrường. Hộ ông Nguyễn Văn Phấn ở thôn 6 trồng trên 15 ha, bà H’Miêng ở thôn 1trồng được 15 ha; hộ ông Nguyễn Anh Đức ở xã Quảng Sơn trồng trên 100 ha từnguồn giống của Chương trình 661…
Rừng keo lai đang đến tuổi khai thác của Công ty TNHH Mai Khôi trên địabàn xã Quảng Khê |
Việc trồng rừng ở huyện Đắk Glong khôngchỉ có các hộ dân mà từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn còn có nhiều doanhnghiệp tư nhân các tỉnh bạn như: Công ty TNHH Mai Khôi, Công ty TNHH Hào Quang,Công ty TNHH Tấn Phát… tìm đến huyện để đầu tư, trồng rừng nguyên liệu. Ông LêThể, Trưởng Phòng kỹ thuật, Công ty TNHH Mai Khôi cho biết: “Tính từ năm 2003đến nay, khi được tỉnh giao 1.632 ha đất để triển khai trồng rừng nguyên liệugiấy, công ty đã phủ kín được tất cả diện tích của mình bằng cây keo lai. Hiệntại, phần lớn diện tích rừng của công ty đã đến tuổi khai thác. Công ty đangtiến hành hợp đồng với nhà máy sản xuất bột giấy, các xưởng chế biến gỗ để xúctiến đầu ra”. Theo ông Thể thì để hoàn thành khối lượng công việc tại trangtrại, công ty đã thu hút một số lượng lao động tại chỗ rất lớn ở địa phương.Hàng năm, khi đến giai đoạn cao điểm của mùa chăm sóc rừng, mỗi ngày đơn vị đãtạo việc làm cho trên 200 lao động thời vụ, lương bình quân 60.000-70.000đồng/ngày công. Việc phát triển trồng rừng nguyên liệu cũng được các doanhnghiệp chọn phương thức dựa vào dân để giao khoán, liên kết sản xuất. Cách làmnày vừa giúp công ty đảm bảo tiến độ, rừng trồng xuống được bảo vệ an toàn hơn,vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đơn cử, Công ty TNHH TânPhát là đơn vị đầu tiên triển khai liên kết trồng rừng nguyên liệu với các hộđồng bào ở xã Quảng Khê. Việc liên kết được thực hiện theo phương thức bêndoanh nghiệp góp vốn bằng tiền mặt, cây giống, vật tư phân bón và một phần tiềnnhân công với định mức khoảng 7 triệu đồng/ha. Về phía người dân thì họ chỉ tựnguyện góp đất, góp một phần công lao động, chăm sóc, quản lý bảo vệ, phòngchống cháy rừng, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật. Sản phẩm làm ra sẽ đượcdoanh nghiệp bao tiêu theo giá thị trường vào thời điểm, lợi nhuận được chiađôi giữa 2 bên. Ông K’Siêng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Khê cho biết: “Lâu nay,bà con chỉ biết trồng hoa màu, lúa rẫy, hiệu quả kinh tế không cao, thấy cáccông ty trồng rừng nguyên liệu, bà con trong vùng thích lắm, chỉ kẹt là khôngcó vốn, khi có doanh nghiệp đầu tư vốn liếng, liên kết trồng rừng, nhiều hộđăng ký liền”. Theo tính toán, 1 ha keo lai sau chu kỳ trồng 7 năm sẽ khai thácđược khoảng 250 ste gỗ. Với giá thị trường hiện nay từ khoảng 600 nghìnđồng/ste, doanh thu bình quân sẽ đạt trên gần 150 triệu đồng/ha, sau khi trừ chiphí đầu tư, lợi nhuận cũng được 50-60 triệu đồng/ha. Nếu mỗi hộ trồng vài ha,không phải mất nhiều công sức, vốn liếng đầu tư, sau chu kỳ trồng 7 năm sẽ cómột khoản thu nhập đáng kể. Không những vậy, trong suốt chu kỳ trồng, đồng bàocòn có thể tận dụng đồng cỏ để chăn nuôi bò, dê dưới tán rừng, chắc chắn sẽ cóthêm lợi nhuận từ mảnh đất trước đây không đem lại hiệu quả bao nhiêu.
Quả thật, với chính sách khuyến khíchphát triển lâm nghiệp của huyện, người dân địa phương bây giờ đã nhận thấy đượclợi thế về trồng rừng nguyên liệu ngay trên mảnh đất của mình. Hy vọng, qua cácchương trình, dự án đầu tư của Nhà nước, việc liên kết trồng rừng với doanhnghiệp sẽ là hướng mở cho Đắk Glong, không những tạo điều kiện để người dânnghèo có cơ hội chuyển đổi cây trồng mà còn góp phần đem lại màu xanh cho nhữngvùng đất trống, đồi núi trọc.
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm