Đã nhận được tín hiệu từ vệ tinh VNREDSat-1

08/05/2013 08:07

Trạm mặt đất chiều ngày 7/5 đã thu được những tín hiệu đầu tiên của VNREDSat-1, chứng tỏ vệ tinh đã đi vào đúng quỹ đạo và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trong không gian...

ADQuảng cáo

Trạm mặt đất chiều ngày 7/5 đãthu được những tín hiệu đầu tiên của VNREDSat-1, chứng tỏ vệ tinh đã đi vàođúng quỹ đạo và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trong không gian.

Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên,trưởng Ban Quản lý Dự án Vệ tinh nhỏ thuộc Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam chobiết, khoảng 15h chiều ngày 7/5, trạm mặt đất đã thu được những tín hiệu đầutiên của VNREDSat-1, chứng tỏ vệ tinh đã đi vào đúng quỹ đạo và bắt đầu thựchiện nhiệm vụ trong không gian. Dự  kiến những bức ảnh vệ tinh đầu tiênchụp từ VNREDSat-1 sẽ được thu nhận vào ngày 9/5.

Như vậy, Việt Nam chính thức trở thành nước thứ 5trong khu vực có vệ tinh viễn thám

Trước đó, lúc 13 giờ 57 phút 28 giây(7/5), (tức 11g03 giờ Việt Nam) sau khi tên lửa Vega có chứa vệ tinh VNREDSat-1được phóng lên vũ trụ, VNREDSat-1đã được tách hẳn ra khỏi tên lửa và điều chỉnhđể chuẩn bị đi vào quỹ đạo chính xác.


Hình ảnh vệ tinh

Hìnhảnh vệ tinh VNREDSat-1 bay vào vũ trụ

ADQuảng cáo

Ông Tuyên cho biết thêm,  khiVNREDSat-1 đi vào hoạt động mỗi ngày vệ tinh sẽ chụp được khoảng 100 ảnh, kíchthước 20x20 cm. VNREDSat-1 sẽ giúp Việt Nam có thể cung cấp số lượng lớn ảnh vệtinh quang học có độ phân giải cao theo nhu cầu cho các Bộ, ngành, địa phương,các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường ĐH thực hiện giám sát tàinguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng…

Trước đó, để mua ảnh vệ tinh chụpkhu vực Việt Nam,Chính phủ  phải chi trả đến 2 -5.000 USD/ảnh.

Dự án VNREDSat-1 này nhằm thực hiệnmột nhiệm vụ quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũtrụ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu nhậnchuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất và đào tạo được một nhómchuyên gia, kỹ sư nòng cốt của Việt Nam tiến tới thiết kế lắp ráp các vệ tinhnhỏ tại Việt Nam.

Với dự án này, lần đầu tiên Việt Namhình thành được một nhóm đồng bộ trong lĩnh vực vệ tinh quan sát trái đất, đượcđào tạo để không chỉ vận hành, khai thác vệ tinh mà còn tham gia tiếp cận vàoquy trình thiết kế, chế tạo một vệ tinh nhỏ.

Nguồn Dantri

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đã nhận được tín hiệu từ vệ tinh VNREDSat-1
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO